Các trang rao vặt trên mạng xã hội là nguồn thông tin phong phú giúp bạn có thể tìm được nhà đất ưng ý. Tuy nhiên, không ít người lợi dụng các trang này để đăng tin nhà đất “ảo”, khiến người mua bị sập bẫy và mất thời gian tìm kiếm.
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những dấu hiệu nhận biết phổ biến giúp bạn có thể phân loại được tin đăng bán nhà đất chất lượng và những tin “ảo” để tiết kiệm thời gian chọn lọc thông tin và tránh sập bẫy những kẻ lừa đảo.
Bán nhà đất ngân hàng thanh lý
Những kẻ lừa đảo đăng tin nhà đất ngân hàng thanh lý nhằm đánh vào tâm lý người mua khi muốn mua nhà đất giá rẻ. Tuy nhiên, đến khi khách hàng bỏ tiền mới biết rằng những nhà đất đó thường là nhà đất ở tỉnh xa, có vị trí xấu, hoặc vướng pháp lý, không thì cũng là đất nông nghiệp, không thể xây dựng nhà ở.
Do đó, nếu người mua muốn mua nhà đất để định cư lâu dài, không nên chọn mua những nhà đất kể trên. Hãy nhớ rằng, thông tin nhà đất do ngân hàng thanh lý thường được đăng trên các trang chính thống, chứ không phải là các trang rao vặt trên mạng.
Đăng tin cam kết lợi nhuận “trên trời”
“Bán đất nền ở vị trí A, cam kết lợi nhuận 30%/năm”. Đây là hình thức đăng tin nhà đất “ảo”nhằm đánh vào tâm lý muốn đầu tư lớn mà bỏ ra chi phí ít của các nhà đầu tư.
Nếu bạn là một nhà đầu tư nhà đất, hãy cẩn trọng với những thông tin trên. Bởi không có một mảnh đất nào có thể có lợi nhuận cao hơn so với lãi suất vay ngân hàng mà không có rủi ro.
Khi bạn đầu tư phải những mảnh đất trên, nếu không được lợi nhuận như cam kết thì cùng lắm chỉ nhận được một khoản đền bù tương đương với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng. Đôi khi, người bán còn lợi dụng những khẽ hở trong hợp đồng khiến bạn không nhận được một khoản tiền bồi thường nào, mà thậm chí còn mất trắng.
Nói có sổ nhưng không cho xem
Để lợi dụng sự tin tưởng của người mua, không ít những tin đăng bán nhà đất khẳng định chắc chắn rằng có đầy đủ sổ đỏ, pháp lý đầy đủ, có thể xây dựng ngay. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời quảng cáo “ảo” của những kẻ lừa đảo. Khi đến trực tiếp xem, bạn không hề được xem bất cứ một sổ đổ, sổ hồng thổ cư nào. Kết quả không chỉ mất thời gian mà còn tiền bạc khi cân nhắc những thông tin trên.
Do đó, để không mắc bẫy, bạn nên liên hệ với người bán để yêu cầu cho xem những hình ảnh về sổ trước khi đến xem nhà đất.
Đăng tin nhà đất giá rẻ “bất ngờ”
Hãy nhớ rằng “của rẻ là của ôi”. Nếu bạn đọc được một thông tin mua bán nhà đất có giá rẻ “bất ngờ”, hãy tự hỏi tại sao nó lại có giá thấp hơn giá thị trường.
Thông thường, những nhà đất giá rẻ thường là nhà đất ở vị trí xa, chất lượng xấu, giá “ảo” (giá trên mạng khác với giá thực tế), nhà đất có giấy tờ giả. Trong những trường hợp này, người mua cần phải cẩn trọng để không mắc bẫy mua nhà giá rẻ.
Đăng tín bán nhà nhưng giấu địa chỉ
Không chỉ bán nhà nhưng không đưa sổ, nhiều thông tin rao bán nhà đất để những địa chỉ mập mờ, không rõ ràng. Thậm chí, khi liên hệ với người bán, thì chỉ nhận được câu trả lời không đáng tin.
Hãy nghi ngờ rằng nhà đất giấu địa chỉ thường phải có vấn đề nên người bán mới không dám công khai. Đó có thể là những ngôi nhà ở trong hẻm sâu, hẻm cụt, ở vị trí xa, hẻo lánh, hoặc ở trong khu vực đang quy hoạch.
Để tránh những trường hợp lừa đảo và mất thời gian khi tìm thông tin nhà đất trên mạng, hãy chỉ đọc những thông tin trên website uy tín đăng tin bán nhà đất chính chủ, yêu cầu người bán gửi sổ, địa chỉ và kiểm tra thông tin quy hoạch trước khi đến xem thực tế. Ngoài ra, hãy rủ một người khác đi cùng và luôn đi xe của mình khi tới coi nhà trực tiếp.