Hợp đồng mua bán nhà đất rất quan trọng vì nó có thể quyết định một giao dịch nhà đất thành công hay thất bại. 4 loại hợp đồng mua bán nhà đất dưới đây có thể khiến người mua mất sạch tiền.

4-loai-hop-dong-mua-ban-nha-dat-nhieu-rui-ro-nhat

Mua bán nhà đất qua vi bằng

Hình thức mua bán nhà đất qua vi bằng đang rộ lên trong thời gian gần đây do đất giá rẻ, lại không phải làm nhiều thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, đây là một loại hợp đồng mua bán nhà đất nhiều rủi ro do nhiều người lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua để lừa đảo, cướp đoạt tài sản. Người mua vì thiếu hiểu biết và chủ quan nên đã mua phải những nhà đất dính tranh chấp, xây dựng trái phép hoặc đang cầm cố ngân hàng.

Tuy nhiên, vì hợp đồng vi bằng không được công nhận là hợp đồng hợp pháp về mặt pháp luật do theo quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở, các loại hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (trong đó có nhà ở, nhà ở thương mại) phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, người mua không thể kiện tụng hay tố cáo một khi dính phải lừa đảo khi mua nhà đất bằng hợp đồng vi bằng.

Hợp đồng uỷ quyền

Hợp đồng uỷ quyền là loại hợp đồng bên bán ủy quyền cho bên mua toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nhà đất, bao gồm toàn quyền mua bán, cho tặng, thế chấp, cầm cố,… quyền hạn tương đương như người đứng tên trên sổ. Lợi ích của hợp đồng uỷ quyền là giao dịch nhanh chóng, trốn được thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, người giữ hợp đồng uỷ quyền không có nghĩa là chủ nhà, như nhiều người lầm tưởng. Mua nhà đất bằng hợp đồng uỷ quyền có nhiều rủi ro đặc biệt là khi bên thứ ba phát sinh những rắc rối đi kèm.

Đặc biệt, khi bên uỷ quyền qua đời, nghiện ma tuý, hoặc bị tâm thần thì hợp đồng uỷ quyền sẽ vô giá trị và có thể chấm dứt theo quy định.

Một rủi ro nữa là hợp đồng uỷ quyền có thể chấm dứt đơn phương khi người bán thay đổi quyết định. Kết quả là, người mua nếu qua tin tưởng vào hợp đồng uỷ quyền sẽ trở thành bên bị thiệt, còn có thể mất trắng khi hợp đồng uỷ quyền xảy ra vấn đề.

Hợp đồng góp vốn

Về bản chất, hợp đồng góp vốn là loại hợp đồng dân sự khi các bên cùng thoả thuận hợp tác đầu tư để thực hiện dự án. Hợp đồng góp vốn cũng có thể là loại hợp đồng mà nhà đầu tư giao dịch với người mua để huy động vốn từ chính khách hàng nhằm đảm bảo khả năng tài chính để thực hiện dự án.

Người mua khi mua nhà đất bằng hợp đồng góp vốn sẽ được hưởng giá rẻ hơn mức giá thị trường.

Tuy nhiên, đây là một hợp đồng nhiều rủi do vì nhà đất được mua chưa hoàn thiện, chỉ là một dự án trên giấy tờ. Nếu gặp trường hợp bất lợi, hoặc dự án bị hoãn hoặc không thực hiện được, người mua sẽ chỉ được hoàn vốn đổ lại mà không có mức bồi thường.

Hợp đồng cọc

Đây là hình thức mà cò đất thường sử dụng để lừa người mua mua phải mảnh đất đã sang tay nhiều người.

Hợp đồng cọc không phải là hợp đồng mua bán nhà đất nên có thể tạo ra nhiều kẽ hở để những kẻ lừa đảo lợi dụng để lừa người mua. Đây là hợp đồng có nhiều rủi ro, thiếu giá trị pháp lý và thiếu an toàn cho người mua.

Do đó, người mua cần phải cẩn thận với hợp đồng cọc để tránh rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.