Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản có ý nghĩa quan trọng tuy nhiên, thị trường này còn tồn tại nhiều bất cấp như thiếu tính minh bạch, chưa có cơ chế kiểm soát hiệu quả.

thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-bat-dong-san-con-nhieu-bat-cap

Huy động trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Để giảm sự phụ thuộc và thay thế một phần nguồn vốn ngân hàng cho các doanh nghiệp bất động sản, giảm áp lực cho các ngân hàng thương mại, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp bất động sản, nhiều biện pháp đã được thực hiện như: mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài; tăng vốn chủ sở hữu thông qua huy động vốn trên sàn chứng khoán; và phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Có thể kể đến, trong năm 2019, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 106.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 38% tổng giá trị trái phiếu phát hành trong năm.

Riêng tháng 1/2020, các doanh nghiệp phát hành 7.364 tỷ đồng giá trị trái phiếu bất động sản. Trong đó, tỷ lệ nhà đầu tư trái phiếu bất động sản là các cá nhân tăng rõ rệt.

Thị trường phát hành trái phiếu bất động sản còn nhiều bất cập

Nhìn nhận vai trò quan trọng của việc huy động trái phiếu bất động sản đối với thị trường hiện này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết thị trường này còn tồn tại nhiều vấn đề cần sớm khắc phục.

Thứ nhất, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thật đảm bảo tính minh bạch; chưa có đầy đủ cơ chế kiểm soát hiệu quả việc phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; chưa có nhiều đơn vị tư vấn có năng lực để thực hiện đánh giá chỉ số tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, đánh giá tính khả thi của phương án phát hành trái phiếu. Theo thống kê của Bộ Tài chính, có 15,8% doanh nghiệp có giá trị trái phiếu phát hành vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu, trong đó 11 doanh nghiệp vượt 50 lần, 6 doanh nghiệp vượt 100 lần.

Một số doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu có lãi suất cao hơn mức lãi suất trái phiếu bình quân, dẫn đến thiệt hại cho quyền lợi của cổ đông, các thành viên của doanh nghiệp.

Thứ hai, một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu bất động sản không đảm bảo tính minh bạch, không cung cấp đầy đủ thông tin, không làm rõ các yếu tố như mục đích sử dụng vốn trái phiếu và phương án trả nợ gốc, trả lãi, dẫn đến nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.

Do đó, để khắc phục thực trạng trên, HoREA kiến nghị Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP như: bỏ quy định dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất, tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, HoREA đề xuất, cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu tối đa 4 đợt trong 1 năm.

(Nguồn tổng hợp)