Vốn được coi là người nắm đằng chuôi trong hợp đồng cho thuê mặt bằng, nhưng với nguồn cung dư thừa, lượng cầu ít ỏi như hiện tại đã khiến không ít chủ nhà mặt phố buộc phải giảm giá để tìm được khách thuê.

Giảm giá thuê mặt bằng đến 40%, nhà phố cổ vẫn vắng bóng khách thuê

Giảm sâu đến 40% vẫn... ế

Theo báo cáo của tập đoàn Savills Việt Nam, trong làn sóng dịch Covid-19 đầu tiên, có khoảng 50% doanh nghiệp ghi nhận mức doanh thu sụt giảm tới hơn 50%. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tiêu dùng và thu nhập của khách hàng, nguồn cầu mọi mặt hàng đều suy giảm, các công ty và đơn vị bán lẻ đều không thể thực hiện kế hoạch mở rộng kinh doanh của mình.

Cũng theo báo cáo này: “Áp lực về tiền thuê mặt bằng đã giảm trong vài tháng gần đây, đặc biệt có sự điều chỉnh để hỗ trợ cho các công ty cũng như đơn vị bán lẻ. So với thời điểm trước dịch bệnh, giá cho thuê mặt bằng bán lẻ tại khu trung tâm phố cổ đã giảm sâu. Thậm chí, có những nơi giảm tới 30 - 40% để tìm kiếm người thuê”.

Ông Lê Tuấn Bình, Trưởng Bộ phận Cho thuê thương mại của Savills cho biết, để đối phó với giải quyết được tình hình khó khăn như hiện nay, các chủ nhà đã nhìn nhận lại giá cho thuê của mình theo mặt bằng chung của thị trường. Minh chứng ở hai điểm sau:

Thứ nhất là giá thuê. Trong quá khứ, chưa từng có trường hợp chủ nhà phố cổ phải đi thỏa thuận giá với người thuê, họ sẽ là người nắm đằng chuôi và lựa chọn khách trả giá cao nhất. Tuy nhiên, hiện các chủ nhà phố cổ đang tích cực đưa ra các phương án để đưa mức giá về tiệm cận với giá chung của thị trường

Thứ hai là cần đa dạng hơn về phương án cho thuê, cụ thể là về mặt bằng cho thuê. Trước kia các chủ nhà cho thuê có rất ít các phương án cho thuê mặt bằng, nhưng hiện nay đã có sự đa dạng hơn khi chia diện tích sử dụng thành nhiều khu để tùy khách hàng chọn lựa.

Về phía các trung tâm thương mại, nhiều chủ đầu tư đã đưa ra các gói hỗ trợ lớn, ưu đãi khủng ngay từ đầu đại dịch, tuy nhiên số lượng gian hàng trống vẫn ngày một tăng. Nguyên nhân được Savills đưa ra là do các đơn vị bán lẻ nhận thấy được tiềm năng của lĩnh vực thương mại điện tử và bắt đầu chuyển hướng hoạt động

Ông Bình chia sẻ, xu hướng hiện tại là đăng ký gian hàng trên các sàn thương mại điện tử nên mặt bằng kinh doanh không còn là ưu tiên số một của các doanh nghiệp, đơn vị bán lẻ. Vì vậy các trung tâm cần định hướng lại đối tượng thuê, điều kiện thuê, diện tích thuê… để tiếp cận được khách hàng phù hợp.

Dự báo về tương lai trong những tháng cuối năm 2020, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội, bà Đỗ Thị Thu Hằng nhận định: Thị trường bán lẻ vẫn chưa thể hồi phục, ảnh hưởng trực tiếp làm giá thuê vẫn duy trì đà giảm.   Dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó có vắc-xin trong năm nên một số dự án mới tiếp tục trễ hẹn. Cơ hội cho thương mại điện tử vẫn còn rất lớn.

Tuy nhiên theo vị chuyên gia này, nghiên cứu doanh thu bán lẻ qua các năm có thể cho chúng ta như khủng hoảng tài chính toàn cầu hay như COVID-19 chỉ mang tính ngắn hạn. thị trường sẽ dần phục hồi trở lại sau đó.

(Tổng hợp bởi odt.vn)