Theo thông tin vừa được Đại diện Sở Xây dựng TP.HCM công bố, có gần 10.000 căn hộ và hơn 2.500 nền đất tái định cư trống được được Sở Xây dựng giao cho Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng thành phố quản lý.
Hàng loạt dự án có nhà và đất bị bỏ trống
Trong số gần 10.000 căn nhà và hơn 2.500 nền đất tái định cư bị bỏ trống tại 163 dự án thuộc sự quản lý của Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng thuộc Sở Xây dựng thành phố, có gần 4.800 căn hộ đang chờ bán đấu giá và số căn hộ đang chờ bố trí tái định cư cho các dự án trong tương lai là hơn 2.000 căn hộ.
Đơn cử như tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, số căn hộ tái định cư đang bỏ trống là hơn 5.300 căn, thuộc các thuộc các lô từ R1 đến R7 trong khu tái định cư Bình Khánh với tổng diện tích hơn 38ha. Ở nhiều khu vực mật tiền hướng ra đường, hàng loạt ki ốt trở thành nơi tập kết phế liệu, kho chứa vật liệu tràn ra cả vỉa hè và lòng đường, trông vô cùng nhếch nhác.
Về nguyên nhân tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm có nhiều căn hộ tái định cư được bán đấu giá tới 2 lần nhưng vẫn không có người mua, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thành phố - ông Huỳnh Thanh Khiết cho biết thêm, nguyên nhân có lẽ do số lượng căn hộ quá lớn nên lần bán đấu giá tới sẽ chia nhỏ số lượng căn hộ.
Trong khi đó, tại huyện Bình Chánh, có 45 block nhà 5 tầng với 1.939 căn hộ, hiện có gần 1.000 căn bỏ trống. Hay như tại dự án chung cư Tân Mỹ (quận 7) có 220 căn hộ chung cư bỏ trống; tại quận Bình Thanh, số căn hộ tái định cư còn trống chưa bàn giao thực tế là 470 căn hộ và tại một chung cư ở quận 12 có 30 căn hộ bỏ trống.
Theo thông tin từ Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng, trong năm 2020, số tiền chi để duy tu, bảo dưỡng số lượng căn hộ tái định cư để trống trên khắp địa bàn thành phố là khoảng 71 tỷ đồng.
Một lãnh đạo Sở Xây dựng thành phố cho biết, chi phí bảo trì và chi phí dành cho việc quản lý gần 10.000 căn hộ đang bị bỏ trống là rất tốt kém. Bởi lẽ, dù vẫn để trống nhưng những căn hộ này vẫn phải làm vệ sinh và quản lý hàng ngày. Vì không có người ở nên không có khoản thu, ban đầu các đơn vị quản lý còn gồng gánh được nhưng thời gian bỏ trống càng dài thì các khoản chi phí bảo trì, quản lý càng cao nên nhiều dơn vị phải cắt giảm các khoản phí. Chính điều này cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các căn hộ nhanh chóng xuống cấp.
(Tổng hợp bởi odt.vn)