Số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho thấy, lượng du khách quốc tế giảm 22% trong tháng 2, giảm 68% trong tháng 3 và tụt xuống đáy vào tháng 4. Điều đó đồng nghĩa với việc, tình hình kinh doanh các căn hộ dịch vụ sẽ gặp nhiều khó khăn.

Du lịch khó khăn, kinh doanh căn hộ ế ẩm

Thách thức lớn và kỳ vọng

Tại Nha Trang, trong nửa năm vừa qua doanh thu rất thấp. Tuy dịch bệnh được kiểm soát phần nào nhưng vẫn không có yêu cầu thuê phòng cho tới tháng 7. Chủ nhà sẽ không thể thanh toán được các khoản nợ cho ngân hàng nếu tình trạng tiếp tục kéo dài

Tại Mũi Né, lượng khách du lịch trong nước giảm gần 90%. Du khách quốc tế gần như không có khi các chuyến bay quốc tế ngừng hoạt động. Việc giảm 50% giá thuê cũng không cải thiện được tình hình nơi đây. Tại nhiều địa phương du lịch khác cũng đứng trước thử thách lớn này không riêng gì Mũi Né và Nha Trang

Các chuyên gia dự báo, nhu cầu du lịch trong năm kể cả những tháng cao điểm cũng sẽ giảm mạnh vì dịch bệnh và các yếu tố kinh tế. Hiện tại người dân vẫn mang nặng tâm lý tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho đời sống, du lịch vẫn là một hoạt động quá xa xỉ.

Ngoài ra, việc khống chế dịch bệnh trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan. Nhiều quốc gia đang phải đối mặt với làn sóng dịch thứ 2 nên vẫn chưa gỡ bỏ lệnh giới nghiêm. Việc hạn chế xuất nhập cảnh và đi lại trên toàn thế giới đã đặt du lịch Việt Nam vào khủng hoảng nặng nề. Kịch bản xấu nhất là thị trường này sẽ đóng băng đến hết năm 2020.

Mới đây, Bộ VHTT&DL đã khởi động chương trình “Du lịch Việt Nam an toàn”. Cụ thể Việt Nam sẽ thu hút được du khách từ quốc gia kiểm soát và phục hồi tốt hậu dịch bệnh. Nếu chiến dịch thành công, đất nước ta sẽ thu hút được khách quốc tế từ tháng 10/2020.

Song song với đó chương trình kích cầu “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” hứa hẹn sẽ hấp dẫn du khách trong nước. Thị trường nội địa chắc chắn sẽ phát triển trở lại trong tương lai gần.

(Tổng hợp bởi odt.vn)