Liên quan đến kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016 - 2020 Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã gửi UBND thành phố công văn về những khó khăn vướng mắc liên quan đến nhà ở xã hội, trong đó có đề xuất được vay tín chấp mua nhà ở xã hội.
Nhiều bất cập và vướng mắc
Trước đó, vào tháng 11/2019, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã tổ chức tọa đàm về cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư phát triển các loại hình nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.
Trong buổi tọa đàm, Viện nghiên cứu đã lấy ý kiến và tổng hợp và những ý kiến về những khó khăn vướng mắc xung quanh vấn đề trên, đồng thời đưa ra những đề xuất tháo để gửi thành phố phê duyệt.
Về cơ bản, thủ tục đầu tư của các dự án nhà ở xã hội phức tạp hơn rất nhiều so với các dự án nhà ở thương mại do cần phải triển khai các thủ tục như: thẩm định giá, xác nhận đối tượng, thuê mua… dẫn đến các thủ tục về đất đai và thủ tục về tài chỉnh gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Cá biệt, có một số dự án đã được phê duyệt nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được do vướng mắc về thỏa thuận giá bồi thường. Không chỉ vậy, do chi phí bồi thường không được tính vào giá bán nên không thể đảm bảo mức lợi nhuận tối đa 10% khiến chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải chịu nhiều thiệt hại về tài chính.
Còn đối với người mua, việc tiếp cận các khoản vay mua nhà bằng hình thức thế chấp chính căn nhà định mua gần như là không thể do trước đó chủ đầu tư đã thế chấp dự án để vay tiền ngân hàng.
Đề xuất được vay tín chấp mua nhà ở xã hội.
Với những khó khăn và bất cập nêu trên, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã đề xuất Bộ Tài Chính nên đồng ý tính chi phí bồi thường vào giá bán nhà ở xã hôi, đồng thời đề xuất Ngân hàng nhà nước cho phép người mua vay tiền mua nhà ở xã hội bằng hình thức tín chấp thay vì thế chấp.
Bên cạnh đó là đề xuất hoàn tiền hoặc thu hồi những dự án nhà ở thương mại chậm trễ hoặc không đầu tư mà có diện tích sử dụng trên 10ha để giao cho chủ đầu tư khác làm nhà ở xã hội.
(Nguồn Tổng hợp)