Cúng nhà mới là nghi thức vô cùng quan trọng khi dọn đến một nơi nào xa lạ để sinh sống. Nếu không chuẩn bị chu đáo sẽ có tội với các vị thần linh, đấng bề trên. Từ đó, bản thân và gia đình gặp những xui xẻo trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chi tiết nghi lễ cúng nhà mới thuê. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin hữu ích nhất về chủ đề này.
1. Ý nghĩa của việc cúng nhà mới thuê
Khi chuyển sinh sống tại một ngôi nhà xa lạ, mọi người thường sẽ làm lễ cúng nhà mới. Không riêng gì những căn nhà của mình, dù là nhà được thuê để học tập, sinh sống, làm việc cũng không thể thiếu nghi lễ này? Vậy bạn đã bao giờ đặt câu hỏi tại sao phải cúng nhà mới thuê chưa?
Theo tín ngưỡng Việt Nam, mục đích của việc cúng thuê nhà mới là mong muốn những điều may mắn đến gia chủ. Đó có thể là sức khỏe, tài lộc, sự nghiệp, gia đạo, hậu vận… Ngoài ra, việc thờ cúng còn có ý nghĩa xua đuổi tà ma, những điều không may mắn và các vấn đề về mặt tâm linh. Cúng nhà mới thuê như một lời xin phép thần Thổ địa, lời cảm tạ đến tổ tiên đã phù hộ độ trì trong suốt thời gian qua. Đồng thời, nghi thức trang nghiêm này cũng thể hiện truyền thống tốt đẹp được lưu giữ qua nhiều năm của Việt Nam.
2. Lễ vật cho nghi lễ cúng nhà mới thuê
Trong bất kỳ một nghi lễ nào cũng cần phải có lễ vật dâng lên các đấng bề trên để thể hiện tấm lòng, sự thành tâm của gia chủ. Nhưng hiếm ai viết được cúng nhà mới thuê cần chuẩn bị những gì. Thực tế, lễ vật sử dụng trong nghi thức cúng nhà mới thuê không cố định. Người thuê tùy vào điều kiện của bản thân mà căn chỉnh sao cho phù hợp. Những món đồ cần chuẩn bị cho lễ cúng nhà mới gồm:
2.1. Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là lễ vật bắt buộc phải có trong bất kỳ nghi lễ cúng, viếng nào. Tùy theo từng vùng miền, từng địa phương mà bạn có thể chọn những loại hoa quả khác nhau. Một số loại phổ biến, hay gặp nhất là chuối, đu đủ, mãng cầu, sung, xoài, bưởi, thanh long, Phật thủ…
2.2. Hoa tươi
Lễ vật thứ hai không thể thiếu được chính là hoa tươi. Giữa muôn vàn các loại hoa khác nhau, bạn nên chọn loại nào? Thực tế, loại hoa nào cũng có thể thờ cúng. Song, quan niệm của ông bà ta là ưu tiên sử dụng hoa hồng, hoa vạn thọ, hoa cát tường, hoa cúc… Bởi lẽ, chúng đều mang ý nghĩa cầu may.
2.3. Bếp lửa
Bếp lửa là đồ vật chứa nhiều dương khí. Nó vô cùng cần thiết với một căn nhà mới. Người ta tin rằng, đặt một bếp gas hoặc bếp lửa nhỏ trong mâm lễ vật sẽ triệt tiêu toàn bộ âm khí không tốt trong ngôi nhà, đem lại sự ấm cúng cho gia đình. Bên cạnh đó, nó cũng là biểu tượng mang về sự an yên, phước lành.
2.4. Ấm đun nước
Ấm đun nước là đồ vật tượng trưng cho sự khởi đầu mới, đem lại sôi động về sau. Để một ấm đun nước trong mâm cúng là mong cầu cho tiền tài, hạnh phúc, ấm êm. Thường thì sau khu hoàn thành cúng bái, người thuê phải dùng ấm nước này để khai bếp, đun nước. Khi nước sôi, dùng nó pha trà dâng lên bàn thờ thần Thổ địa. Phần còn dư có thể pha trà và mời quan khách tham dự.
2.5. Các đồ dùng khác
- 1 cặp nến (đèn cầy), nhang
- Nước, trà, rượu (mỗi thứ 3 ly)
- 1 gói thuốc lá
- 5 quả cau, 5 lá trầu
- Gạo, muối, nước (mỗi loại 3 hũ)
- Một bộ tam sinh: Tôm luộc, thịt lợn luộc, trứng luộc
- 5 bát cơm trắng
- 5 bát xôi/chè
- 1 con gà luộc hoặc 1 con lợn quay
- Bánh kẹo
- Vàng mã
3. Nghi thức cúng nhà mới thuê
Khi đã chuẩn bị tươm tất lễ vật, việc bạn cần làm tiếp theo là nắm rõ nghi thức cúng nhà mới thuê. Dù nghi lễ này không quá phức tạp nhưng bạn không được chủ quan và chú ý làm đầy đủ các bước.
Để mọi sự tốt lành, suôn sẻ, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, trước tiên bạn cần làm chọn thời điểm đẹp để làm lễ. Ngày chọn phải là ngày Hoàng đạo, phù hợp với bản mệnh của người trụ cột trong gia đình.
Trong ngày đầu tiên bước vào nhà mới, những vật dụng mang về nhà lần lượt theo thứ tự sau: Cái nệm đang sử dụng, bếp lửa, chổi quét nhà, bếp lửa… Ngoài ra, ông bà xưa cũng dặn dò mỗi người khi bước vào phải mang trong mình một ít tiền mới để hút tài lộc vô nhà.
Tiếp theo, cả nhà sẽ cùng nhau trưng bày những lễ vật lên bàn cúng. Một người đại diện sẽ dâng bát hương và chuẩn bị cho thủ tục nhập trạch, rước thần Thổ công, thần tài, ông Táo, bà Táo. Trường hợp có thờ gia tiên thì bạn phải chuẩn bị thêm bài cúng xin các vị thần trước vong linh ông bà, tổ tiên.
Việc gia chủ cần làm sau đó là khai bếp bằng cách đun nước sôi trong khoảng 7 – 10 phút. Nước này dùng để pha trà và mang cúng các vị thần linh, ông bà đã mất.
Khi bài cúng thuê nhà mới kết thúc, gia chủ khấn vái thần linh, cáo yết với gia tiên. Việc cuối cùng cần làm là dọn dẹp nhà cửa, bố trí nội thất sao cho gọn gàng, đẹp mắt, phù hợp với phong thủy.
4. Nguyên văn bài cúng thuê nhà mới
Vào ngày về nhà mới, đa số mọi người sẽ khấn bái tổ tiên, thần linh theo suy nghĩ của mình. Nhưng để thành tâm và hơn hết là đảm bảo cả về nội dung lẫn hình thức, mọi người nên tham khảo những bài văn mẫu dưới đây:
Nam mô a di Đà Phật (3 lần)
Con xin khấn lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương. Xin kính lạy ngài Hoàng Thiên, ngài Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con xin kính lạy toàn thể bản gia táo quân, bản xứ linh thổ địa, thần linh cai quản địa phương.
Hôm nay, tại..... ngày........ tháng........ năm......
Con tên là........., hiện đang cư ngụ tại…… xin thành tâm dâng cúng một số hoa phẩm vật và tâu trình. Nay gia đình chúng con đã viên mãn công trình và chọn được giờ hoàng đạo, ngày lành, tháng tốt nên xin phép được cư ngụ, nhóm lửa, kính cần bái lạy thần linh.
Chúng con kính cẩn cúi xin Linh thần cho phép gia đình được rước vong linh ông bà, tổ tiên đã khuất về đây thờ phụng để tỏ bày lòng hiếu đạo ông cha. Cầu mong chư vị, thần linh chứng giám, phù hộ cho chúng con được gặp nhiều may mắn, thuận lợi, phát tài, phát lộc.
Con xin đại diện gia đình kính mời toàn bộ hương linh, linh hồn chiến sĩ, oan hồn uổng tử còn vất vưởng nơi đây về đây hưởng lễ vật. Chúng con xin thành tâm khẩn lạy lễ tạ toàn thể Chư vị hương linh đã phù trợ gia chủ hoàn thành tốt quá trình khởi công, thi công. Chúng xin kính cận cúi đầu lạy xin ơn trên phù hộ cho chúng con từ nay về sau làm ăn thuận lợi, gia đạo ấm êm.
Nam mô a di Đà Phật (3 lần).
5. Vị trí đặt bàn thờ cúng ở nhà thuê
Bên cạnh cách cúng nhà mới thì bạn còn phải chú ý đến một số nguyên tắc trong việc bố trí nơi thờ phụng ông bà, tổ tiên. Nếu đặt sai khi cúng nhà mới thuê, nó không chỉ ảnh hưởng đến phong thủy mà còn mang lại những điều chẳng lành. Dưới đây là một vài điểm cần chú ý:
5.1. Tránh đặt bàn thờ ngay dưới hoặc gần nhà vệ sinh
Trường hợp thuê căn hộ chung cư, đại kỵ nhất khi đặt bàn thờ là nằm cạnh khu vệ sinh. Với nhà truyền thống thì ngoài việc nằm gần thì bàn thờ đặt ở tường trên không được bố trí nhà vệ sinh ở vị trí của tầng trên đó hoặc ngược lại. Nguyên nhân là bởi nhà vệ sinh là khu vực tích tụ vi khuẩn, uế khí, những chất thải dơ bẩn, hoàn toàn không phù hợp với một nơi sạch sẽ, trang nghiêm.
5.2. Bàn thờ tránh đặt dưới gầm cầu thang và xà ngang
Một vị trí tối kỵ khác khi đặt bàn thờ là dưới gầm cầu thang và xà ngang. Bởi lẽ xà ngang là nơi chịu lực ép lớn từ căn nhà nên khá nguy hiểm. Còn dưới gầm cầu thang thì tương tự như nhà sinh. Đây là nơi tối tăm, không được sạch sẽ, nằm dưới chân của mọi người khi lên tầng.
6. Một số lưu ý khi làm cúng nhà mới thuê
Nhìn chung, nghi lễ cúng nhà mới khá đơn giản. Nhưng có thể vì một vài sai sót mà bạn có thể khiến buổi lễ không được như ý. Để chuẩn bị tươm tất sau đây là những điểm chú ý khi làm lễ nhập trạch:
- Người đầu tiên đặt chân vào nhà phải là nam, cầm theo bếp gas đặt vào giữa nhà. Không được quên bật bếp để đem lại sự ấm áp cho gia đình.
- Người thứ hai vào nhà là phụ nữ. Trên tay xách theo một xô nước đầy. Lưu ý, khi đi phải đong đưa để nước rơi xuống sàn nhà với hàm ý tài lộc đong đầy suốt năm.
- Mang gạo, muối vào nhà rồi đổ lại hũ sao cho thật đầy với mong muốn gia môn đầy đủ ấm no
- Trang phục khi làm lễ phải lịch sự, thoải mái. Nếu có điều kiện thì nên mặc trang phục phật tử
- Khi cúng vái, quan trọng nhất là thành tâm đọc văn khấn và cầu nguyện
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, độc giả đã có thể tự mình thực hiện nghi lễ cúng nhà mới thuê. Đừng quên chia sẻ rộng rãi để mọi người đều có thể biết đến nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sắp tới của bất động sản ODT.