Trước tình trạng người dân dù có nhu cầu nhưng vẫn không đủ khả năng chi trả do giá bất động sản leo thang, mới đây Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết sắp tới sẽ đề xuất các chính sách để tháo gỡ vấn đề này. Hiện tại Bộ Xây dựng đánh giá nhu cầu của người dân ở phân khúc bình dân vẫn rất cao, nhưng sản phẩm trên thị trường đang không phải ánh đúng giá trị của bất động sản.

Bộ Xây dựng đề xuất cơ chế để giải quyết bài toán chung cư giá rẻ

Cần có cơ chế và giải pháp hiệu quả hơn  

Trong cuộc báo Chính phủ thường kỳ trong tháng 10 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết trong thời gian tới Bộ sẽ chú tâm hơn tới vấn đề nhà ở xã hội do nhu cầu của phân khúc này rất lớn và để đáp ứng an sinh của người dân. Trước tình trạng giá nhà ngày một tăng cao bất chấp đại dịch Covid – 19, ông Hùng cho rằng giá cả thường do thị trường tự quyết định, các cơ quan không thể can thiệp được, tuy nhiên các cơ quan nhà nước vẫn cần phải nghiên cứu các chính sách để điều tiết được cung cầu, mục tiêu là để có thể đảm bảo người dân có  thu nhập trung, thấp vẫn có khả năng sở hữu nhà làm nơi an sinh.

Trước mắt có thể có những giải pháp hiệu quả như gia tăng nguồn cung nhà ở xã hội có khung giá từ 15 – 20 triệu đồng/m2, điều này nếu quyết tâm có thể thực hiện được bởi chúng ta có đủ cơ chế chính sách. Thứ hai là về vấn đề nhà thương mại giá rẻ, phân khúc này sẽ có giá từ 20 – 28 triệu đồng/m2, hiện Bộ Xây dựng đang đề xuất cơ chế để có thể cho phép doanh nghiệp và chủ đầu tư phát triển những sản phẩm có diện tích nhỏ dưới 45m2, như vậy sản phẩm sẽ phù hợp với đa số người lao động có thu nhập trung bình.

Bên cạnh đó Bộ Xây dựng cho biết cũng cần phải minh bạch hóa thông tin đối với các dự án nhà ở thương mại thông thường. Phân khúc này có giá rơi vào khoảng từ 30 – 45 triệu đồng/m2, điều quan trọng là cần làm cho người mua có thể tiếp cận trực tiếp với thông tin của chủ đầu tư, như vậy sẽ tránh được các khâu trung gian như sàn môi giới, giới đầu cơ.

Được biết gần đây nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ vấn đề giá bất động sản leo thang cũng đã được Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đưa ra như: Hoàn thiện chính sách nhà ở xã hội; Phát triển đề án nhà thương mại giá thấp; Tạo môi trường kinh doanh minh bạch; Bỏ thu tiền sử đụng đất thay bằng sắc thuế; Giảm thu tiền bảo vệ đất lúa; Chuẩn hóa quy trình 4 bước đầu tư dự án; Ứng dụng công nghệ vào xây dựng, quản lý dự án...

Nhiều chuyên gia đánh giá trên thị trường hiện nay đang dư thừa nguồn cung thuộc phân khúc cao cấp trong khi đó phân khúc bình dân lại thiếu hụt nghiêm trọng, điều nay đang gây mất cân bằng và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của thị trường. Giá cả cũng là một vấn đề gây nhiều lo ngại thời gian gần đây khi thị trường liên tục tăng trong giai đoạn 2018 – 2019. Theo thống kê, tại Hà Nội giá căn hộ đã tăng 0,16% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó tại Thành phố Hồ Chí Minh giá chung cư đã tăng tới 0,25%.

Một điểm đáng chú ý đó là là hiện nay không chỉ tại các thành phố lớn giá chung cư mới tăng mà ngay cả các dự án mới tại một số tỉnh lân cận cũng nằm trong xu hướng này. Điều này đã và đang đặt ra các thách thức lớn trong công tác quản lý và ổn định đời sống cho người dân, đặc biệt là đối với tầng lớp lao động có thu nhập trung bình khá.

 (Tổng hợp bởi odt.vn)