Mua bán bất động sản là một quyết định lớn, đòi hỏi phải suy nghĩ cẩn thận, tính toán kỹ càng trước khi quyết định. Trong đó, một quy tắc bất di bất dịch để hạn chế rủi ro khi mua bán bất động sản là kiểm tra những quy định về pháp lý.

nhung-quy-dinh-phap-ly-can-biet-de-han-che-rui-ro-khi-mua-ban-bat-dong-san

Xem những giấy tờ cần thiết chứng minh tính pháp lý của nhà đất

Khi mua bán nhà đất, người mua có thể yêu cầu người bán cho mình xem những giấy tờ chứng minh tính pháp lý của bất động sản như giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở, quyền sử dụng đất (sổ đỏ) theo quy định của pháp luật; giấy tờ chứng minh nhà đất không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; giấy tờ chứng minh đất còn trong thời hạn sử dụng, và giấy tờ chứng minh bất động sản không có tranh chấp về quyền sở hữu.

Nếu như chủ nhà không đồng ý cho xem giấy tờ thật, sổ đỏ thật, người mua cần hỏi bản photo đã công chứng. Đồng thời, để người mua có thể kiểm tra thông tin về sổ đỏ/sổ hồng, quy hoạch của nhà đất mình định mua tại phòng tài nguyên và môi trường của quận, huyện nơi có bất động sản.

Về việc có tranh chấp về quyền sở hữu đất đai hay không, người mua có thể hỏi những người hàng xóm xung quanh. Tạo dựng tốt mối quan hệ với những người hàng xóm có thể giúp bạn kiểm tra tính pháp lý của nhà đất mình định mua.

Ba bước trong quá trình mua/bán bất động sản

  • Chốt giao dịch và đặt cọc

Sau khi xem nhà, và kiểm tra tính pháp lý của bất động sản, hai bên sẽ chốt giao dịch và tiến hành đặt cọc và làm hợp đồng đặt cọc. Không có quy định về mức phí đặt cọc và nó phụ thuộc vào thương lượng của hai bên. Tuy nhiên, để đảm bảo giao dịch an toàn, chuyên gia bất động sản khuyên rằng bạn không nên đặt cọc quá 10% giá trị của bất động sản đó. Hợp đồng đặt cọc nên có chữ ký của hai bên, và quy định rõ điều khoản bồi thường trong trường hợp một trong các bên vi phạm.

  • Ký hợp đồng

Đối với nhà ở/căn hộ chung cư hình thành trong tương lai, thì người mua sẽ ký hợp đồng mua bán nhà đất với chủ đầu tư và thanh toán theo tiến độ của dự án. Trong hợp đồng mua bán, người mua nên yêu cầu chủ đầu tư giao sổ đỏ/sổ hồng sau khi căn nhà được hoàn thiện.

Đối với việc mua bán nhà đất, nhà riêng, người mua nên mua những bất động sản đã có sổ đỏ, và giấy tờ chứng minh pháp lý đầy đủ. Hợp đồng mua bán cần có chữ ký của hai bên và công chứng tại phòng công chứng.

  • Trả thuế và phí bất động sản

Trong giao dịch bất động sản, người mua và người bán đều có trách nhiệm phải trả thuế phí của bất động sản. Cụ thể, người mua sẽ phải đóng thuế trước bạ là 0.5% giá trị bất động sản. Người bán sẽ đóng thuế thuế thu nhập cá nhân là 2% (trong trường hợp bất động sản là duy nhất, thì người bán sẽ được miễn khoản thuế này).

Đồng thời, trả một số loại phí khác như phí công chứng, phí địa chính, phí thẩm định giá.

Nội dung cần có trong hợp đồng mua bán bất động sản

Để giao dịch bất động sản được diễn ra thuận lợi, an toàn và bảo đảm được quyền lợi của hai bên, việc làm hợp đồng mua bán là không thể bỏ qua. Trong hợp đồng cần ghi rõ những nội dung như giá mua, diện tích mua (cần đối chiếu với diện tích thực tế và diện tích trong sổ đỏ), tiền đặt cọc, quy định về thời hạn xây dựng để tính toán ngân sách, quy định ngày bàn giao nhà, phương thức và tiến độ thanh toán.

Người mua nên đọc hợp đồng mua bán kỹ trước khi đặt bút và bỏ tiền để tránh những lỗ hổng trong hợp đồng ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Nếu như chưa có kinh nghiệm, người mua có thể nhờ sự giúp đỡ của các nhà môi giới bất động sản uy tín.

(Tổng hợp bởi odt.vn)