Những năm qua, thị trường cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam phát triển rực rỡ. Đặc biệt là loại hình homestay. Nó không chỉ là nơi nghỉ chân, mà còn giúp khách du lịch hiểu rõ hơn về đặc trưng và văn hóa vùng miền khu vực đó. Bởi vậy mà homestay hấp dẫn cả khách nội địa lẫn quốc tế. Trong bài viết ngày hôm nay, bất động sản ODT sẽ bật mí kinh nghiệm kinh doanh homestay cho những người mới bắt đầu nhé.
1. Xác định mục tiêu khi kinh doanh homestay
Việc xác định mục tiêu khởi đầu khi mở homestay vô cùng quan trọng, Nó sẽ quyết định rất nhiều đến việc lựa chọn hình thức kinh doanh này, phong cách thiết kế ra làm sao, phương án kinh doanh trong tương lai như thế nào. Mục tiêu càng cụ thể thì càng dễ hoạch định chiến lược và thực hiện mục tiêu đó. Nếu chưa biết cách xác định mục tiêu ban đầu thì bạn đọc có thể làm theo hướng dẫn sau:
1.1. Xác định phân khúc homestay
Homestay cũng như các bất động sản khác vậy. Mỗi một mô hình sẽ phục vụ một phân khúc khách hàng khác nhau. Chẳng hạn homestay cao cấp sẽ hướng tới khách nước ngoài, khách đi theo gia đình… Bởi họ là người có điều kiện hay muốn những căn hộ đầy đủ tiện nghi để sinh hoạt tự túc nên phù hợp với kiểu gia đình. Còn nếu là khách hàng cá nhân, khách du lịch bụi, phượt thì quan tâm đến homestay tầm trung và giá rẻ hơn. Sau khi đã xác định được phân khúc thì bạn sẽ lên kế hoạch bài trí, mua sắm nội thất, tiện nghi để thích hợp với tệp khách hàng của mình
1.2. Xác định địa điểm kinh doanh homestay
Vị trí kinh doanh là nhân tố không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh mà còn liên quan đến sự phát triển và khả năng mở rộng của homestay. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà đầu tư khách sạn, homestay sẵn sàng giảm bớt một vài tiện nghi để có được những vị trí thuận lợi. Hãy đặt mình vào vị thế của người đi thuê phòng, bạn đương nhiên sẽ mong muốn thuê được ở khu vực gần là sân bay, ngoài mặt đường, gần các điểm du lịch, gần khu vui chơi – giải trí… để tiết kiệm thời gian đi lại và cũng để tiện cho việc trải nghiệm.
1.3. Nghiên cứu thị trường
Nhiều người thường bỏ qua công tác nghiên cứu thị trường khi bắt tay vào đầu tư homestay. Thực tế thông qua khảo sát, nghiên cứu thị trường, bạn sẽ nắm được những điều cơ bản về tệp khách hàng của mình. Chẳng hạn như họ là ai, độ tuổi, sở thành, yêu cầu, xu hướng du lịch… Tất cả những thông tin này quyết định việc lựa chọn mô hình, địa điểm, dịch vụ công cấp và nhất là chiến lược tiếp thị.
2. Chi phí mở homestay?
Tùy thuộc vào mô hình và mục đích đã xác định ở trên, số tiền bạn bỏ ra sẽ dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Nhưng đó chỉ là chi phí đầu tư cải tạo lại cách bài trí, nội thất… khi sử dụng chính không gian mình đang sở hữu. Trường hợp phải đi thuê hay mua đất để mở homestay thì bạn còn phải cộng thêm chi phí này. Ngoài ra, trong thời gian vận hành homestay không tránh khỏi nhiều khoản phí phát sinh nên nếu muốn thoải mái thì cần có tối thiểu 400 triệu đồng
3. Thủ tục pháp lý mở homestay
Nhìn chung, thủ tục pháp lý để mở homestay không phức tạp. Hồ sơ cần và đủ gồm: Giấy phép kinh doanh công ty hoặc hộ gia đình, giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy an ninh trật tự và bản vẽ homestay. Sau khi nộp, cơ quan quản lý địa phương cần khoảng 1 tuần để xử lý thủ tục cho bạn. Riêng về tạm trú cho khách, phải khai báo trước 23h để tránh tình huống công an khu vực kiểm tra bất chợt.
4. Xây dựng các kênh quảng bá homestay
Để lôi kéo sự chú ý cũng như điều tra nhu cầu khách hàng, việc bạn nên làm là “lăng xê” và tiếp thị cho homestay của mình. Công tác này được triển khai song song với làm thủ tục cho homestay. Hoặc cũng có thể thực hiện trước thời điểm khai trương homestay 6 tháng.
Một vài kênh quảng bá hiệu quả trong giai đoạn này là Facebook và Website. Trong đó, sử dụng Facebook hoàn toàn không tốn một đồng phí nào. Cơ sở dữ liệu người dùng của nó lên đến gần 3 tỷ người hàng tháng và hệ sinh thái công cụ đa dạng (Trang cá nhân, Fanpage, Group, Instagram…).
Khi bắt đầu hoạt động, ngoài việc giữ nguyên 2 kênh trên, bạn mở thêm kênh OTA (Online Travel Agency). Đây là những đại lý du lịch trực tuyến, chuyên phân phối dịch vụ du lịch. OTA kết nối giữa các nhà nghỉ, homestay, khách sạn với khách du lịch. Những kênh OTA được đánh giá cao hiện nay có Traveloka, Agoda, Vntrip, Expedia.com, Booking, Ivivu… Dành riêng cho hình thức homestay thì có các đại diện như Airbnb, Luxstay, Westay, kent homestay…
Mở ra một homestay rất dễ nhưng quan trọng là làm sao cho hoạt động ổn định, được khách hàng biết đến rộng rãi. Mong rằng, những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc có thêm thông tin cũng như kinh nghiệm kinh doanh homestay.