Thị trường bất động sản đầy tiềm năng đã mở ra nhiều cơ hội phát triển với các ngành nghề liên quan. Một trong những số đó là dịch vụ văn phòng nhà đất. Bạn đang muốn thử sức trong lĩnh vực này nhưng chưa hiểu rõ thủ tục đăng ký, cách thức tuyển chọn nhân viên và những vấn đề thường gặp phải. Không cần quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ là chia sẻ những kinh nghiệm vô cùng hữu ích khi mở văn phòng nhà đất.
1. Văn phòng nhà đất là gì?
Hiểu đơn giản, văn phòng nhà đất là những nơi có chức năng môi giới các dịch vụ liên quan đến nhà đất, chịu sự quản lý của pháp luật. Tại đây, khách hàng có nhu cầu mua bán nhà đất sẽ được các nhân viên tư vấn, giới thiệu sản phẩm phù hợp. Đứng trên một phương diện khác, văn phòng nhà đất đóng vai trò trung gian để người mua và người bán, người cho thuê và người thuê nhà đất gặp nhau.
Đồng thời, văn phòng nhà đất còn có thể hỗ trợ khách hàng về việc đàm phán, trình tự, thủ tục, hồ sơ pháp lý. Nhờ vậy mà các giao dịch mua bán, cho thuê được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, đúng theo quy định của pháp luật, hài lòng cả đôi bên.
Văn phòng nhà đất có hai nguồn thu chính để duy trì hoạt động. Thứ nhất là tiền phí dịch vụ. Thứ hai là tiền hoa hồng trên mỗi một hợp đồng thành công. Thông thường, với các giao dịch mua bán thì văn phòng nhà đất sẽ nhận được thù lao từ 1 – 2% giá trị hợp đồng. Còn với các giao dịch cho thuê thì văn phòng nhà sẽ thu về số tiền dao động từ 1 – 2 tháng tiền thuê nhà.
2. Đội ngũ nhân viên cần điều gì?
Muốn thành công trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào đều phải vận dụng tốt nguyên tắc “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”. Trong đó, “Nhân hòa” được coi như yếu tố quan trọng nhất, dùng để nhận biết thứ còn lại. Văn phòng nhà đất cũng cần đảm bảo yếu tố này. Nói một cách khác, người sáng lập văn phòng phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên chất lượng, có trình độ và kĩ năng mềm tốt.
Theo pháp luật hiện hành, một văn phòng nhà đất phải có tối thiểu 2 nhân viên đã được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Để có được chứng chỉ này, yêu cầu nhân viên phải thông qua các buổi sát hạch về kiến thức chuyên môn do Sở Xây dựng tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức. Chứng chỉ này có thời hạn 5 năm, sau đó, các chuyên viên phải thi lại.
Với một đơn vị cung cấp dịch vụ thì trải nghiệm của khách hàng phải được ưu tiên hàng đầu. Làm tốt những điều trên sẽ khiến khách hàng hài lòng về dịch vụ và có thể tiếp tục sử dụng trong tương lai. Đương nhiên, lãnh đạo, người điều hành cũng cần phải có đầu óc nhanh nhạy, chuyên môn để lèo lái văn phòng không ngừng đi lên.
3. Kinh nghiệm mở văn phòng nhà đất
3.1. Khả năng tài chính
Mở một công ty, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì khả năng tài chính, vốn điều lệ vô cùng quan trọng và phải nghĩ đến đầu tiên. Văn phòng nhà đất cũng không ngoại lệ. Người sáng lập phải hiểu rõ tiềm lực của mình để lên kế hoạch xây dựng và phát triển hợp lý. Trong đó, những khoản đầu tư ban đầu gồm: Chi phí thuê mặt bằng, chi phí đầu tư cho trang thiết bị, vốn để vận hành, tiền lương cho nhân viên. Điều này không những giúp công tác quản lý, vận hành hiệu quả mà còn là cơ sở để hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
3.2. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Để văn phòng nhà đất được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, nó cần phải có giấy phép kinh doanh. Quy trình cấp được diễn ra như sau:
- Nộp hồ sơ thành lập văn phòng nhà đất đến Phòng Đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh
- Khi đã nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan thụ lý sẽ giải quyết trong vòng 3 – 6 ngày làm việc. Sau đó, người đăng ký nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu thiếu giấy tờ hoặc không được cấp phép, cơ quan chức năng sẽ giải thích rõ nguyên nhân.
- Văn phòng nhà đất có thể đi vào hoạt động bất cứ lúc nào khi đã có giấy phép kinh doanh
Đến đây là kết thúc những chia sẻ của bất động sản ODT về chủ đề văn phòng nhà đất. Thực tế, quy trình mở văn phòng nhà đất không quá phức tạp, chỉ cần tìm hiểu kỹ càng, chuẩn bị kiến thức chuyên môn tốt, khả năng tài chính vững mạnh là đã nắm một phần thành công rồi.