Ngày nay, việc thiết kế, thi công và lựa chọn xây dựng nhà tiền chế đang trở thành xu hướng trong ngành xây dựng bởi kết cấu gia công sẵn, chi phí xây dựng rẻ, thời gian hoàn thành công trình nhanh chóng. Vậy nhà tiền chế là gì? Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu một cách cụ thể, chi tiết nhất về nó.

1. Nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế hay còn được gọi là nhà khung thép được sử dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng nhằm thay thế cho vật liệu bê tông truyền thống. Toàn bộ kết cấu của nó được sản xuất, gia công đồng bộ nên chỉ cần di chuyển đến công trường và lắp ghép theo các khung thép có sẵn với nhau. Nó khác hoàn toàn với kiểu xây dựng bằng vôi gạch của hầu hết các loại nhà hiện nay. Do đó, để có được một ngôi nhà tiền chế đúng chuẩn sẽ cần trải qua 3 giai đoạn là thiết kế, gia công cấu kiện và lắp ghép.

2. Ưu điểm của nhà tiền chế

Ưu điểm của nhà tiền chế

Không phải ngẫu nhiên mà nhà tiền chế được nhiều người ưa chuộng và xây dựng bởi lẽ nó mang lại rất nhiều những ưu điểm khác nhau như:

  • Tiết kiệm chi phí thi công: Nhà tiền chế được đánh giá có mức chi phí thi công thấp hơn rất nhiều so với các kiểu nhà bê tông truyền thống hiện nay. Thay vì phương pháp xây dựng cũ cần đến một lượng nhân công lớn và sử dụng phức tạp nguyên vật liệu xây dựng, thì đối với nhà tiền chế thì điều này đã hoàn toàn được khắc phục. Bởi lẽ nó được xây dựng dựa trên hầu hết là các vật liệu được làm sẵn, chủ yếu là sắt và không cần quá nhiều nhân công nhưng vẫn đảm bảo được khả năng chịu lực tốt.

Ngoài ra, việc thêm vào cấu trúc, sử dụng các vách ngăn mở rộng hay bảo trì cho ngôi nhà cũng không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chi phí. Theo các chuyên gia thì nhà tiền chế được đánh giá sẽ giảm thiểu từ 25-30% chi phí so với việc xây nhà bê tông, cốt thép thông thường.

  • Tiết kiệm thời gian thi công: Do các kết cấu đã được gia công một cách chi tiết ngay từ đầu nên việc lắp ráp sẽ rất nhanh chóng. Nó không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức mà còn tiết kiệm nguồn nhân lực.
  • Khả năng chống thấm tốt: Đối với hệ thống mái nhà được làm bằng tôn nên có khả năng chống thấm cực cao. Đặc biệt là hệ thống mái đứng sẽ giúp cho công trình của bạn hạn chế được tối đa ẩm mốc.
  • Thiết kế linh hoạt, tuổi thọ cao: Khả năng thiết kế linh hoạt và tuổi thọ cao là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của nhà tiền chế. Với việc sử dụng chủ yếu bằng cách lắp ghép các khung thép có sẵn với nhau nên cơ bản nhà tiền chế rất linh hoạt trong việc tạo hình và tạo nên những kiến trúc hết sức độc đáo. Ngoài ra, nó có tuổi thọ trung bình lên đến 100 năm. Có được tuổi thọ cao như vậy là bởi các ngôi nhà tiền chế đều sử dụng nhưng khung sắt với tính bảo hộ bền bỉ, chắc chắn, hạn chế hoen gỉ, cong vênh để mang đến những kết cấu công trình kiên cố và vững chắc nhất.

3. Nhược điểm của nhà tiền chế

Nhược điểm của nhà tiền chế

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì nhà tiền chế cũng có những nhược điểm hạn chế như sau:

  • Bị bào mòn ở nhiệt độ cao: Với thời tiết quá nóng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng thép của ngôi nhà và gây ra hiện tượng hoen gỉ, giảm tuổi thọ cho ngôi nhà.
  • Khả năng chịu lửa thấp: Như chúng ta đã biết, mức chịu nhiệt của thép chỉ từ 500-600 độ C và vượt qua mức này thép sẽ bị nóng chảy. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của ngôi nhà và dễ dẫn đến tình trạng sụp đổ. Cơ bản mức nhiệt này thường xảy ra trong trường hợp hỏa hoạn lớn khiến chất lượng thép bị biến dạng, còn đối với nhiệt độ thông thường của môi trường là gần như không thể.

4. Phân loại nhà tiền chế

Mặc dù nhà tiền chế là một khái niệm tương đối mới tại Việt Nam song nó đang dần trở thành một lựa chọn xây dựng ưu việt cho các gia đình bởi thiết kế đẹp, chi phí rẻ. Mặt khác, nó còn được ứng dụng rộng rãi cho các mục đích khác như thương mại, công nghiệp,… Điều này đã tạo ra rất nhiều kiểu nhà tiền chế khác nhau. Và sau đây chúng tôi sẽ liệt kê ra 4 loại nhà tiền chế chính cơ bản như sau:

  • Nhà tiền chế dân dụng: Là loại nhà được sử dụng nhằm mục đích để ở nên quá trình thi công tương đối nhanh và tiết kiệm được thời gian, chi phí.
  • Nhà tiền chế công nghiệp: Là loại nhà được xây dựng nhằm mục đích sử dụng làm nhà kho hay phân xưởng cho các nhà máy công nghiệp nên nó được thiết kế trên một diện tích tương đối lớn và tiêu tốn một khoảng thời gian thi công khá dài.
  • Nhà tiền chế thương mại: Là loại nhà được ứng dụng xây dựng nhiều trong các trung tâm thương mại, siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi với quy mô cơ bản, không đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ trong thiết kế. Bên cạnh đó, nó không mất quá nhiều thời gian xây dựng và tạo ra được nhiều các không gian mở khác nhau.
  • Nhà tiền chế quân sự, y tế: Là loại nhà được xây dựng với mục đích phục vụ cho quân sự hoặc y tế. Có thể dùng để làm doanh trại hoặc phục vụ cho công tác xây dựng nhanh các bệnh viện dã chiến.

Dựa trên những đặc điểm phân loại theo mục đích sử dụng khác nhau nên thiết kế chi tiết cấu tạo của từng loại nhà tiền chế cũng sẽ khác nhau. Điều này đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe trong việc thi công và lắp ráp công trình phải đảm bảo mức độ an toàn và chính xác nhất.

5. Kết cấu của nhà tiền chế như thế nào?

Kết cấu của nhà tiền chế như thế nào?

Nhà tiền chế có kết cấu không quá phức tạp bao gồm kết cấu chính và kết cấu phụ như sau:

5.1. Kết cấu chính

Trước hết, kết cấu chính là những bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà nên yêu cầu quá trình lắp ghép phải hết sức cẩn thận và tỉ mỉ.

  • Móng nhà: Bất cứ với loại nhà nào không chỉ riêng đối với nhà tiền chế thì móng nhà luôn là một cấu tạo quan trọng nhất. Có nhiều loại móng nhà như: móng đơn, móng băng, móng bè tùy thuộc vào chức năng của công trình. Thông thường móng nhà sẽ tùy từng loại để xác định độ sâu và chủ yếu thi công với kích thước bulong M22 để liên kết với cột.
  • Khung nhà với kết cấu từ cột, kèo, dầm sẽ tạo nên một tổ hợp tiết diện không đổi.

5.2. Kết cấu phụ

Kết cấu phụ cũng không kém phần quan trọng trong việc xây dựng nhà tiền chế. Nó bao gồm:

  • Xà gồ, giằng hay thanh chống đinh tường: Các bộ phận này được đúc nguội bằng thép chắc chắn và có kết cấu chữ C hoặc Z hay rỗng dầm bụng.
  • Kết cấu phụ: Bao gồm vách ngăn, hệ sàn công tác hay hệ khung đỡ vách ngăn.

6. Thông số cơ bản của nhà tiền chế

Thông số cơ bản của nhà tiền chế

Sau đây là một vài thông số cơ bản của nhà tiền chế:

  • Chiều cao: Chiều cao của nhà tiền chiến được tính từ chân nhà đến điểm giao nhau giữa mái tôn với tường.
  • Chiều rộng: Được đo bằng khoảng cách chiều dài từ mép tường bên này sang mép tường bên kia
  • Chiều dài: Được tính theo thông số là khoảng cách giữa hai mép tường đối diện nhau.
  • Độ dốc mái: Đây là một yếu tố phải hết sức lưu tâm khi xây dựng, bởi nó là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác động bên ngoài. Do đó, khi thiết kế cần lựa chọn một tỷ lệ hợp lý để tránh tình trạng nước mưa bị đọng lại. Thông thường độ dốc lý tưởng nhất sẽ là 15%.
  • Bước cột: Được hiểu là khoảng cách giữa hai cột thép với nhau. Phụ thuộc vào diện tích của ngôi nhà lớn hay nhỏ sẽ quy định về bước cột mau hay thưa.

7. Đánh giá tổng quan nhất về nhà tiền chế

Đánh giá tổng quan nhất về nhà tiền chế

Có thể nói, nhà tiền chế đã khắc phục được khá nhiều những nhược điểm mà nhà bê tông, cốt thép truyền thống còn gặp phải, đặc biệt là vấn đề thời gian và chi phí. Tuy nhiên, với mức độ vững chắc cũng như độ bền thường kém hơn so với các loại nhà bê tông thì bạn cũng cần phải lưu tâm đến yếu tố này.

Bên cạnh đó, nhà tiền chế cần phải có một khoảng diện tích rộng để có thể phục vụ tối đa trong quá trình xây dựng vì có nhiều loại máy móc và thiết bị hiện đại được sử dụng khi lắp ráp. Hơn hết, nó phù hợp cho những nơi có khí hậu mát mẻ, ít nắng và không chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi nhiệt độ cao. Song cũng cần phải bảo dưỡng thường xuyên và trang bị đầy đủ các trang thiết bị chữa cháy trong nhà bởi như đã đề cập thì nhà tiền chế chịu lửa không quá tốt.

Nhìn chung, những kiểu nhà tiền chế sẽ phù hợp theo từng nhu cầu sử dụng khác nhau nên trước khi quyết định thi công và xây dựng bạn phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng, tỉ mỉ dựa trên nhu cầu và sở thích của mình.

Như vậy, thông qua bài viết này các bạn đã phần nào hiểu rõ được nhà tiền chế là gì. Hy vọng rằng những thông tin mà bất động sản ODT cung cấp là hữu ích để giúp bạn có thể lựa chọn những điều tuyệt vời nhất cho ngôi nhà của mình.