Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nên mỗi một giai đoạn nhất định, kiến trúc nhà ở tại Việt Nam sẽ có những nét đặc trưng riêng. Có những căn đã bị chiến tranh phá hủy hoàn toàn nhưng vẫn còn một số căn được gìn giữ cho đến thời điểm hiện tại. Các căn nhà này mang vẻ đẹp cổ điển, tượng trưng cho nền văn hóa, phong tục thời đó. Dưới đây là top 10+ ngôi nhà cổ Việt Nam ấn tượng nhất.
1. Nhà của công tử Bạc Liêu
Nhà Công tử Bạc Liêu nằm tại số 13 đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, gần sông Bạc Liêu. Căn nhà mang kiến trúc Pháp cổ, được xây dựng trong giai đoạn 1917 – 1919. Thời điểm bấy giờ, đây là kiến trúc bề thế nhất lục tỉnh miền Tây nên người dân địa phương thường gọi ngắn gọn cái trên “nhà lớn”.
Dù đã tồn tại hơn 1 thế kỷ nhưng căn nhà vẫn giữ được nét đẹp vốn có. Bên ngoài toát lên vẻ sang trọng, lộng lẫy với căn nhà 2 tầng cùng gam màu trắng chủ đạo. Bước vào bên trong, du khách chắc hẳn sẽ choáng ngợp bởi hệ thống đồ nội thất đậm chất cổ điển pha lẫn nét hiện đại. Tất cả đều được nhập khẩu từ Pháp, có đóng dấu chìm chữ P thể hiện xuất xứ.
Cùng với đó là những thiết kế cầu kỳ, tỉ mỉ thể hiện qua những cây cột được chạm trổ đẹp mắt. Những chiếc đèn tỏa ra ánh sáng vàng lung linh, mang lại cảm giác ấm cúng cho người sống ở đây. Dù đặt cạnh những công trình hiện đại khác nhưng nó lại càng tôn lên giá trị lịch sử cũng như nghệ thuật mà dinh thự của cậu Ba Huy đem lại.
2. Nhà cổ làng Lộc Yên, Việt Nam
Làng Lộc Yên là mảnh đất của những căn nhà cổ vì tại đây còn lưu trữ tới gần 10 căn nhà cổ khác nhau. Nhưng nổi bật nhất có lẽ là căn nhà của ông Nguyễn Đình Hoan. Được xây dựng từ năm 1850, ngôi nhà cổ này được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, nó còn được biết đến với giai thoại 2 lần ông Ngô Đình Diệm trả giá mua nhưng đều thất bại.
Muốn tham quan ngôi nhà cổ 200 năm tuổi này, bạn có thể di chuyển thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ra vùng ngoại ô khoảng 30km. Ngôi nhà nằm ở lưng chừng một ngọn đồi, hướng ra những cánh đồng lúa xanh ngát và cao nổi bật. Căn nhà rộng đến hơn 100m2, thiết kế kiểu 3 gian 2 trái với hàng trăm mét khối lõi gỗ mít.
Hành lang dẫn vào nhà trải dài bằng đá, hai bên là hai hàng cây xanh rợp bóng mát và hồ nuôi cá. Tiến vào bên trong, người ta có thể cảm thấy như mình đang ngược dòng lịch sử nhờ những món đồ xưa cũ như bàn ghế, phản, tủ, cột nhà…. Tất cả đều được chạm khắc một cách tỉ mỉ với những hoa văn đẹp mắt, sắc sảo.
3. Nhà cổ làng Cự Đà
Làng Cự Đà nằm trong phạm vi hành chính của xã Cự Khê, Hà Nội. Đây là địa phương hiếm hoi có thể bảo tồn đến 51 ngôi nhà cổ với đa dạng các kiểu kiến trúc khác nhau, gồm
- Nhà ngói 3 gian
- Nhà ngói 5 gian
- Nhà 2 tầng kiến trúc Pháp
Ấn tượng nhất có lẽ là căn nhà của bà Trịnh Thị Hồng. Mọi người đến đây đều như lạc vào tòa lâu đài Pháp cổ giữa chốn làng quê yên bình. Ngoài ra, làng Cự Đà còn có nhiều chùa, miếu được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia. Nếu những ai muốn tìm hiểu về kiến trúc cổ Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung thì không thể bỏ qua địa điểm này.
4. Nhà cổ Bình Thủy – Cần Thơ
Nếu đã đặt chân đến Cần Thơ thì không thể không ghé thăm số 142/144 Bùi Hữu Nghĩa. Đây là nơi tọa lạc của căn nhà cổ Bình Thủy, do ông Dương Chấn Kỳ - một thương gia giàu có vào những năm 60 của thế kỷ 19 xây dựng. Trải qua 150 năm thăng trầm của lịch sử, nhiều lần được tu sửa nhưng căn nhà vẫn giữ được nét đẹp văn hóa của người dân vùng đất Cửu Long trong thời điểm giao thoa giữa hai thế kỷ.
Ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất rộng đến 6.000m2 theo hướng Đông Tây với kết cấu 5 gian. Căn nhà được bao quanh bởi cây cảnh, bốn mùa hoa nở rộ và một tiểu cảnh khổng lồ ở phía trước căn nhà. Về kiến trúc bên ngoài, bạn sẽ không thể không trầm trồ vì vẻ đẹp tinh tế, cổ điển được thể hiện cho những bức phù điêu, vòm cửa uốn, bậc thang mang phong cách Gothic …
Bước vào bên trong, sự choáng chỉ có tăng lên mà không hề giảm đi với những món cổ vật như bộ sa lông kiểu Pháp đời Louis 15, chùm đèn bạch đằng thế kỷ 18, bộ tách uống rượu thời Minh – Thanh, bộ bàn ghế cẩm thạch đường kính 1,5m dày 6cm từ Vân Nam, Trung Quốc…
5. Nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng
Hỏi người dân Thanh Hóa giới thiệu về công trình kiến trúc cổ, đa số câu trả lời sẽ là nhà của ông Phạm Ngọc Tùng. Đây là số ít những căn nhà cổ được UNESCO công nhận. Theo tài liệu lịch sử, ngôi nhà được xây dựng vào khoảng năm 1810, tức là đã có hơn 200 năm tuổi.
Kích thước căn nhà dài 13m, rộng 5m, cao khoảng 5m và có kết cấu 7 gian. Trong đó, 3 gian giữa làm nơi tiếp khách, thờ cúng. 4 gian còn lại được chia ra 2 bên, mỗi bên 2 gian. Ngoại thất căn nhà mang đậm nét kiến trúc đặc trưng của thời vua Gia Long, triều Nguyễn. Bên trong là những giá trị về lịch sử khó lòng đo đếm được.
6. Nhà cổ của quan Tổng đốc Sơn Tây
Nhắc đến những mẫu nhà cổ Việt Nam đẹp thì không thể không nhắc đến căn nhà của quan Tổng đốc Sơn Tây. Với thiết kế 5 gian bằng chất liệu gỗ lim, vàng tâm, căn nhà là một điểm du lịch có tiếng tại vùng đất học Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì căn nhà dựng nên vào năm 1890. Công trình hơn 140 tuổi gây ấn tượng cho người nhìn ngay từ bên ngoài với bậc tam cấp chạy suốt chiều dài mặt tiền và làm bằng đá xanh tự nhiên. Lớp tường xung quanh nhà làm từ gạch nung khổ nhỏ đem lại cảm giác cổ kính mộc mạc. Cũng như nhiều căn nhà cổ khác, các cột gỗ, kèo, xà bên trong được điêu khắc tỉ mỉ, cho thấy gu thẩm mỹ cao của Tổng đốc.
Những hiện vật có giá trị văn hóa, lịch sử của ngôi nhà đã không còn sau nhiều đời sử dụng. Các gian cửa bằng gỗ vàng tâm đã ngả màu, nhiều nơi khác cũng ghi dấu thời gian nhưng vẫn khá vững chãi và là một điểm tham quan khá hấp dẫn.
7. Ngôi nhà cổ 300 tuổi ở Hà Nội
Ngôi nhà cổ có tuổi đời lớn nhất trong danh sách này thuộc sở hữu của ông Hà Hữu Thể. Căn nhà nằm ở làng Cổ Đường Lâm, huyện Sơn Tây, Hà Nội. Đây cũng là nơi tập hợp của 956 nhà cổ truyền thống với thiết kế, kiểu dáng, kiến trúc đa dạng.
Tính cả diện tích sân vườn, căn nhà có diện tích khoảng 400m2, được khởi công xây dựng vào thế kỷ thứ 16. Như vậy thì căn nhà đã tồn tại hơn 300 năm, trải qua 13 đời truyền nối nhau sở hữu. Nhà gồm 7 gian, mang nét đẹp cổ truyền, hoàn toàn sử dụng mộng, không dùng đinh sắt. Phần nền lát gạch nung, kết hợp mái lợp ngói ri cùng đá ong, mẻ làm từ gỗ
8. Nhà cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký không chỉ nổi tiếng ở Hội An mà đã truyền đến tai cả những du khách phương xa. Được xây dựng từ năm 1741, căn nhà tính đến nay đã hơn 200 tuổi. Ngôi nhà thuộc sở hữu của gia đình Tấn Ký họ Lê, đã trải qua 7 lần đổi chủ.
Đứng từ ngoài nhìn vào, mọi người sẽ thấy căn nhà nhuốm màu thời gian với những mảng tường và phần mái phủ đầy rêu phong. Nhà cổ Tấn Ký là sự kết hợp giữa phong cách Việt Nam với Trung Hoa và Nhật Bản. Nguyên liệu chính để tạo nên công trình này là đá, gỗ quý Thanh Hóa, gạch Bát Tràng. Nhờ vậy mà du khách đến đây luôn cảm thấy mát mẻ nhưng màu đông lại rất ấm áp.
Căn nhà gồm nhiều gian, mỗi gian có vai trò riêng. Nhưng nhìn chung tất cả đều được thiết kế chăm chút, chú ý đến từng chi tiết nhỏ, tạo nên một tổng thể hài hóa. Đặc biệt, nhà cổ Tấn Ký còn là nơi trưng bày nhiều hoành phi, liễn đối, bức tranh tuyệt đẹp như Bách Điểu, Tích đức lưu tôn, Tâm thường Thái – đều là những bảo vật, tài sản vô giá.
9. Nhà cổ Phùng Hưng
Nhà cổ Phùng Hưng nằm ở số 4 đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Căn nhà được xây vào khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 – giai đoạn cực thịnh của phố cổ Hội An thời đó. Được biết, chủ nhân đầu tiên của căn nhà là một thương nhân với tài năng kinh doanh tuyệt vời. Ông đặt tên cho ngôi nhà là Phùng Hưng với mong muốn việc làm ăn ngày một phát đạt, hưng thịnh lâu dài. Hiện nay, chủ sở hữu căn nhà là hậu nhân đời thứ 8 của ông.
Tương tự như nhà cổ Tấn Ký. Nhà cổ Phùng Hưng được pha trộn bởi 3 trường phái kiến trúc là Việt – Trung – Nhật. Căn nhà được chăm sóc và gìn giữ bởi đời con cháu nên vẫn nguyên vẹn được đường nét kiến trúc, nội thất cổ xưa như thuở ban đầu.
10. Nhà cổ Nam Bộ
Khép lại top 10 những căn nhà cổ đẹp nhất Việt Nam là Nhà cổ Nam Bộ. Công trình nằm ở số 335, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Căn nhà thuộc khuôn viên của làng du lịch Mỹ Khánh. Được biết, Nhà cổ Nam Bộ do ông Trần Hý Ngươn dựng nên đẻ dành tặng người vợ hai của mình vào năm 1906. Tính đến giờ, “món quà” này đã có tuổi đời trên 100 năm.
Thiết kế căn nhà là kiểu 3 gian 2 chái đúng chuẩn nhà ở vùng Nam Bộ thời xưa. Khi vào bên trong căn nhà, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp cao sang với những nét chạm trổ tinh xảo trên mặt gỗ cùng đồ nội thất được bảo quản và trưng bày đẹp mắt. Tất cả giúp bạn như sống lại trong một gia đình giàu có của điền chủ thời xưa.
Như vậy là bất động sản ODT vừa bật mí cho bạn top 10 căn nhà cổ Việt Nam đẹp nhất. Mỗi căn nhà lại mang cho mình một vẻ đẹp riêng, không hề trộn lẫn. Nếu có điều kiện du lịch hãy đến tất cả những nơi này để trải nghiệm sự đa dạng trong văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam nhé.