Nhà 3 gian hai chái mang đậm nét văn hóa của miền Bắc nên còn khá lạ lẫm với người miền Trung hoặc miền Nam. Ngày nay, các mẫu nhà 3 gian 2 chái không những không biến mất mà còn được cách tân để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Nội dung bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại hình nhà ở này.

1. Nhà 3 gian 2 chái là gì?

Nhà 3 gian 2 chái là gì?

Nếu hỏi nhà 3 gian 2 chái là gì chắc chắn không nhiều người sẽ có câu trả lời. Hiểu một cách đơn giản nhất, nhà 3 gian 2 cái là nhà có 3 phòng chính và được cơi nới thêm 2 phòng nhỏ ở 2 đầu hồi. Thông thường, một căn nhà 3 gian 2 chái tiêu chuẩn sẽ có kích thước chiều rộng từ 15 – 20m. Vì vậy, nó còn được gọi là nhà ngang.

Đặc điểm chung của mọi nhà 3 gian 2 chái là không gian 3 phòng chính luôn rộng lớn, thoáng mát và tràn đầy ánh sáng. 2 phòng ngủ sẽ nhỏ hơn, thường được dùng làm nơi dự trữ lương thực, cất giữ đồ đạc không cần thiết. Kiểu này chủ yếu xuất hiện ở nông thôn, nhất là các vùng quê ở khu vực Bắc Bộ.

Nếu đã có cơ hội được ngắm nhìn nhà 3 gian 2 chái, mọi người sẽ thấy được nét đẹp giản dị, mộc mạc nhưng vẫn vô cùng cuốn hút. Ngoài ra, hơi thở của đồng quê còn được thể hiện trong từng thiết kế như sân vườn, hồ cá. Tất cả tạo nên một không gian sống gần gũi với thiên nhiên, mang đậm nét văn hóa Việt.

Đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ tò mò rằng, nhà 3 gian 2 chái có thiết kế trông như thế nào. Cụ thể, 3 gian chính là 3 bộ phận khác nhau của căn nhà. Trong đó, gian chính giữa có diện tích lớn nhất, được thiết kế và đầu tư lớn nhất. Nơi đây sẽ được sử dụng để tiếp khách, trưng bày các bộ bàn ghế lớn, đặt bàn thờ gia tiên, cử hành các lễ nghi quan trọng. Hai gian phụ bên cạnh sẽ được dùng làm nơi nghỉ ngơi cho gia chủ và khách đến chơi nhà. Cả ba gian này được thiết kế liên thông với nhau.

Về 2 chái được bố trí ở 2 đầu hồi căn nhà, mục đích sử dụng tùy vào nhu cầu của các gia đình. Mục đích thường dùng nhất là làm kho chứa thóc, đồ đạc không dùng… hoặc cũng có thể sử dụng để nghỉ ngơi…

2. Đặc điểm của nhà 3 gian 2 chái

Đặc điểm của nhà 3 gian 2 chái

2.1. Vật liệu xây dựng

Trước đây, khi bê tông, cốt thép chưa ra đời thì gỗ là vật liệu chủ yếu để xây dựng nên nhà 3 gian 2 chái. Những loại gỗ tự nhiên hay được dùng nhất là gỗ mía, tre, nứa… Ngày nay, sự phát triển của kỹ thuật xây dựng đã tạo ra nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Nhưng gỗ được tin dùng vì chỉ có nó mới mang lại sự gần gũi với người sử dụng, vẻ đẹp mộc mạc, đúng với bản chất của nhà 3 gian 2 chái.

Tuy nhiên, để dựng nên một căn nhà toàn bộ bằng gỗ thì chi phí sẽ vô cùng lớn. Do đó, các gia đình sẽ thay thế một số hạng mục bằng các vật liệu khác như gạch, đất nung, đất sét, vôi… Riêng phần mái được lợp bằng lá dừa, rơm hoặc ngói.

2.2. Thiết kế theo chiều ngang

Để phân biệt với nhà 2 gian 1 chái, nhà 5 gian 2 chái hay các loại nhà khác, người ta gọi nhà 3 gian 2 chái là nhà ngang. Bởi lẽ, các gian và chái sẽ được thiết kế ngang nhau: 3 gian chính thông nhau, 2 chái 2 bên được ngăn với 3 gian bằng 2 cửa đối diện. Người đi từ trước nhà có thể đi trực tiếp vào 3 gian với 3 cửa lớn. Còn nếu đi vào từ 2 bên thì phải đi qua 2 cửa phụ từ 2 chái nhà. Về cơ bản, hầu hết các ngôi nhà truyền thống ở miền Bắc đều được xây dựng như vậy.

2.3. Phần hiên nhà rộng

Bên cạnh thông thoáng, một ưu điểm nữa khiến nhà 3 gian 2 chái được nhiều người yêu thích và lựa chọn là phần hiên rộng rãi. Cả phần mái hiên phía trước lẫn sân sau đều sẽ kéo dài từ đầu đến cuối dọc theo chiều ngang căn nhà. Không chỉ có tác dụng che mưa che nắng, nó còn tạo ra không gian để bà con, khách tới chơi ngồi uống nước, trò chuyện

Diện tích phần hiên rộng là một trong những điểm đặc biệt nhất và được yêu thích nhiều nhất của mẫu nhà 3 gian 2 chái. Phần mái hiên và phần sân trước nhà thông thường sẽ được kéo dài từ đầu nhà đến cuối nhà, dọc theo chiều ngang toàn bộ ngôi nhà. 

2.4. Sân ở trước cửa nhà

Sân trước nhà có diện tích vô cùng lớn, thậm chí chiếm đến hơn một nửa tổng thể căn nhà. Tại đây, các gia chủ thường trồng cây xanh, cây cho bóng mát, cây ăn quả, rau màu… vừa cho thực phẩm xanh lại vừa tạo được bầu không khí trong lành. Sân trước nhà cũng là nơi diễn ra các hoạt động chung cho các thành viên trong gia đình như vui chơi, trò chuyện, ăn uống…

Bên cạnh đó, vào những dịp lễ, Tết, giỗ chạp… sẽ dễ dàng bắt gặp được hình ảnh mọi người tụ tập ở phía sân làm đủ mọi việc, không gian ấm cúng lan tỏa đến mọi ngóc ngách của căn nhà.

2.5. Kiến trúc mái nhà

Kiểu mái nhà thông dụng là dạng mái chụp thấp, bao toàn bộ lấy phần hiên nhà. Xa xưa, ông bà ta sẽ lợp bằng bện rơm, rạ, lá dừa. Hiện nay là ngói, gạch đỏ, ngói âm dương. Để gia cố thêm độ bền cũng như tuổi thọ, người ta sẽ đặt một khung gỗ phía dưới trước khi lợp mái.

2.6. Ngoại thất căn nhà

Như mọi căn nhà khác, ngoại thất của nhà 3 gian 2 chái cần được chú trọng đến từng chi tiết nhỏ để tạo nên một công trình hài hòa, đẹp mắt. Khoảng sân phía trước có thể còn lớn hơn cả diện tích của căn nhà.

Trong phong thủy truyền thống, một căn nhà đẹp là phải đảm bảo “trước cau, sau chuối”. Chính vì vậy, phía trước nhà 3 gian 2 chái bắt buộc phải có 1 hàng cau hoặc những loại cây có dáng thẳng tương tự như dừa, cọ, thiên tuế… Phía sau nhà thì trồng một hàng chuối hoặc bưởi, khế... Những loại cây này đều có đặc trưng là điều hòa nhiệt độ, ít rụng lá và là biểu trưng cho hình ảnh miền quê.

3. Phối cảnh nhà 3 gian 2 chái

Phối cảnh nhà 3 gian 2 chái

3.1. Bố trí nội thất

Như những gì đã chia sẻ ở trên, bố trí nội thất của nhà 3 gian 2 chái khá đơn giản:

  • Gian chính giữa: Đặt bàn thờ gia tiên, một bàn trà lớn để đón tiếp khách
  • Hai gian bên cạnh: Đặt bàn trà nhỏ, giường chiếu để khách hàng nghỉ ngơi và nói chuyện.
  • Hai chái: Dùng làm phòng ngủ, nơi trữ đồ

3.2. Phối cảnh ngoại thất

Ưu điểm vượt trội nhất của nhà 3 gian 2 chái là diện tích sân vườn rộng lớn. Ở miền Bắc thì người ta trồng cau, cây lùn thấp, ít bóng mát để căn nhà đón được nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Phía miền Nam hay miền Trung tuy không phổ biến nhà 3 gian 2 cái nhưng vẫn tồn tại ở một số địa phương, chẳng hạn như Huế. Nơi đây sẽ yêu thích trồng các loại cây cho bóng mát, cây ăn quả.

4. Kích thước nhà 3 gian 2 chái

Một căn nhà 3 gian 2 chái sẽ có các thông số thiết kế tiêu chuẩn như sau:

  • Chiều cao: Mái tàu, kích thước thông thủy (kích thước lọt sáng) khoảng 2,15m
  • Chiều rộng: Hiên nhà rộng 2m, kẻ hiên nhà 3,15m, lòng nhà 5,2m
  • Cột: Cột nhỏ 27cm, cột to 31cm, câu đầu 3,8x3,8m

5. Những mẫu nhà 3 gian 2 chái đẹp nhất

Nếu những thông tin trên đã khiến bạn bị hấp dẫn bởi nhà 3 gian 2 chái và muốn sở hữu nó thì hãy tham khảo những thiết kế đẹp nhất dưới đây. Chắc chắn rằng bạn sẽ chọn được cho mình một mẫu ưng ý.

5.1. Mẫu nhà phong cách hiện đại

Mẫu nhà phong cách hiện đại

Mẫu nhà 3 gian 2 chái tuy là kiểu nhà truyền thống nhưng đến nay chúng ta vẫn còn bắt gặp được nó. Phần mái thiết kế giật cấp cùng kích thước khác nhau tạo nên sự khác biệt và giúp mọi người dễ dàng phân chia các gian phòng. Trong đó, hệ thống mái đỏ tươi và hệ thống khung cửa gỗ đỏ là gian trung tâm. Toàn bộ các căn nhà được sơn tông màu trầm để tôn lên sự sang trọng, hiện đại nhưng không mất đi vẻ đẹp hoài cổ.

5.2. Mẫu nhà phong cách miền Bắc

Mẫu nhà phong cách miền Bắc

Miền Bắc chính là cái nôi của nhà nhà 3 gian 2 chái. Bởi vậy mà nơi đây lưu trữ rất nhiều những căn nhà cổ. Đặc điểm của nhà 3 gian miền Bắc là sử dụng chất liệu đơn giản như tre, gỗ, nứa chứ không quá nhiều như ngày nay.

Mái nhà sử dụng cũng là loại mái truyền thống của ngày xưa. Đó là mái ngói đỏ, mái lá hoặc mái âm dương. Và để tăng khả năng chịu lực, phía dưới sẽ có lớp kèo bằng gỗ. Nếu gia chủ nào cẩn thận thì có thể dùng 2 lớp kèo, chắc chắn sẽ an toàn tuyệt đối. Phần sân trước căn nhà vẫn sẽ là những hàng cau, ao cám phía sân sau là hàng chuối, khế.

5.3. Nhà rường Huế 3 gian 2 chái

Nhà 3 gian 2 chái hay còn gọi là nhà rường ở Huế. Khác với miền Bắc, nhà rường Huế chịu tác động bởi cả phong cách kiến trúc Trung Hoa và thời phong kiến. Nhà rường cũng có chiều cao thấp, hệ thống cột kèo liên kết chặt chẽ với nhau bằng chốt và mộng. Vì thế mà quá trình xây dựng thường khá nhanh chóng và dễ dàng tháo lắp.

Phần mái nhà cũng được lợp thành 2 tầng chồng lên nhau. Không chỉ cố định hơn, thiết kế mái như vậy còn giúp căn nhà tránh những tia nắng gay gắt vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.

5.4. Mẫu nhà phong cách Nam Bộ

Mẫu nhà phong cách Nam Bộ

Nam Bộ cũng có nhà 3 gian 2 chái nhưng thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ. Tuy nhiên, công năng vẫn được đảm bảo để mọi nhu cầu sinh hoạt được đáp ứng. Thường thì họa tiết được chạm trổ lên cột nhà, những món đồ nội thất là câu đối, tứ quý bát bảo hoa lá… Nó không chỉ biểu tượng cho sức lao động của người dân mà còn mang ý nghĩa đem đến sự thịnh vượng, may mắn đến với gia đình.

6. Dự toán chi phí xây dựng nhà 3 gian 2 chái

Để đưa ra một chi phí cụ thể khi xây nhà 3 gian 2 chái là rất khó. Với ước tính đơn giá xây dựng khoảng 4,5 triệu đồng/m2 thì một căn nhà 200m2 sẽ tiêu tốn khoảng 900 triệu – 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này bị ảnh hưởng khá nhiều bởi các yếu tố như vị trí, kiểu dáng, diện tích, nhân công, nguyên vật liệu, đặc biệt là gỗ.

Đó là toàn bộ những thông tin về mẫu nhà 3 gian 2 chái. Với những ai đang tìm kiếm một nơi để an dưỡng, nghỉ ngơi, trồng rau, nuôi cá thì không thể bỏ qua mẫu nhà này. Bất động sản ODT sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin hữu ích hàng ngày đến với mọi người. Hãy chú ý theo dõi nhé.