Nhắc đến loại hình kiến trúc trong quá khứ nhưng đến giờ vẫn được ưa chuộng và tin dùng thì không thể không nhắc đến lối kiến trúc Roman. Nổi bật nhờ vẻ đẹp cổ kính hòa cùng sự tráng lệ, uy nghi mà đế chế phương Tây, mà cụ thể hơn là La Mã cổ đại thổi hồn vào đó. Vậy kiến trúc Roman xuất hiện từ bao giờ? Đặc điểm của lối kiến trúc? Quá trình hình thành và phát triển như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
1. Kiến trúc Roman xuất hiện từ bao giờ?
Vùng Trung và Tây Âu là cái nôi của nhiều phong cách kiến trúc nổi tiếng như Byzantine, Gothique… Roman cũng là một trong những số đó. Theo lịch sử được ghi chép lại, khi đế chế La Mã sụp đổ, bóng tối bao phủ toàn bộ các nước Đông Âu và Tây Âu. Để thoát khỏi tình trạng này, các nước quyết thành lập nên một đế chế mới với tên gọi Carolingian. Tuy nhiên, không lâu sau đó, đế chế này đã lụi tàn nhanh chóng khi bị người Normandes chiếm đóng
Đến khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, kiến trúc Roman bắt đầu hình thành tại các nước như Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Ý, Bỉ… Khoảng thời gian này, kiến trúc vẫn còn thô sơ, chưa thể hiện được nét đặc trưng của mình. Về sau, Roman ghi dấu ấn nhờ thiết kế mái vòm hình cung, các chi tiết được chạm trổ tinh xảo.
Tại sao lại lấy tên gọi Roman chứ không phải kiến trúc các nước thuộc địa phong kiến hay kiến trúc các nước phương Tây. Đơn giản là bởi Roman mang ý nghĩa như La Mã và đã thể hiện rõ phong cách kiến trúc gắn liền giai đoạn này. Đồng thời nó cũng biểu trưng cho trí óc sáng tạo, sự vĩ đại ẩn giấu trong từng công trình. Vậy nên, không có cái tên nào xứng đáng hơn Roman.
Xét về hình thức và quy mô, các công trình xây dựng mang lối kiến trúc này chưa thể đạt độ tinh vi cũng như trình độ thiết kế thượng thừa của người La Mã. Bởi lẽ, vật liệu xây dựng trong giai đoạn này khá thô sơ, chưa có sự độc đáo, tinh xảo, hài hòa cần thiết trong các chi tiết. Thậm chí, một số công trình còn phải sử dụng lại nguyên liệu hoang phế từ kiến trúc La Mã trước kia.
Riêng về kết cấu cuốn cửa trụ thì dễ dàng nhận ra được sự tiến bộ vượt bậc, kế thừa tinh hoa của người La Mã cổ đại. Nói như vậy để chứng minh, phong cách kiến trúc này không phải sự thụt lùi mà là bước phát triển mạnh mẽ về kết cấu cũng như hình thức bên ngoài. Nó cũng là tiền thân cho kiến trúc Gothic sau này.
2. Đặc điểm và loại hình kiến trúc Roman
Kiến trúc Roman được chia thành hai giai đoạn phát triển. Mỗi một giai đoạn lại có những nét đặc trưng riêng, thể hiện dấu ấn và sự thừa hưởng tinh hoa của kiến trúc La Mã cổ. Đặc điểm và loại hình kiến trúc trong từng giai đoạn như sau:
2.1. Giai đoạn Roman thời tiền kỳ
Trong giai đoạn này, phần mái của các công trình sử dụng chất liệu chủ yếu bằng gỗ nên giá trị thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, gỗ dùng là loại gỗ tự nhiên, kỹ thuật gia công còn yếu kém nên dễ hư hỏng, đặc biệt là dễ cháy. Vì vậy mà công năng chưa thật sự hoàn thiện,
Bên cạnh đó, chất lượng đá xây dựng cũng không cao. Tóm lại, thời tiền kỳ không để lại quá nhiều vết tích hay ấn tượng cho thế hệ sau nghiên cứu, tìm tòi. Nổi bật nhất có lẽ là mái nhà gỗ, thiết kế vòm.
2.2. Giai đoạn Roman thời kỳ tiếp theo
Trong giai đoạn này, kiến trúc đã có bước phát triển mới, định hình rõ hơn, vượt bậc hơn và nhiều điểm nhấn hơn. Những đặc trưng nổi bật, đáng chú ý nhất là:
- Các công trình vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ kiến trúc của đế chế La Mã cổ đại nhưng đã được kết hợp với kiểu kiến trúc Byzantine. Nguyên nhân của sự ảnh hưởng này bắt nguồn từ yếu tố vị trí xây dựng nằm ở khu vực biên giới của đế chế La mã trước kia.
- Tuy phong cách đã được định hình nhưng số lượng công trình để lại không cao, nằm rải rác ở nhiều nơi khác nhau.
- Sự khác biệt không cao: Chủ yếu các công trình chỉ xây dựng theo một khuôn mẫu có sẵn nên thiết kế gần như tương đồng nhau. Đối tượng được xây dựng chủ yếu là tu viện, nhà thờ hay các công trình có tính phòng thủ kiên cố cao như thành trì.
- Được tiếp thu tinh hoa của phong cách La Mã nhưng quy mô chưa lớn, loại hình chưa đa dạng. Mặt ngoài các công trình vẫn còn thô sơ, họa tiết trang trí kích thước nhỏ, thiết kế đơn giản.
- Điểm nhấn của lối kiến trúc nằm ở kiểm cuốn cửa trụ, vòm nôi hoặc vòm bán cầu. Phần mái làm bằng đá cũng thể hiện được sự tỉ mỉ trong thiết kế hình tròn, vuông, chữ nhật, chữ thập La tinh. Tuy vẫn chưa thật sự hoàn thiện và ấn tượng nhưng nó cũng để lại dấu ấn nhất định cho thế hệ sau học hỏi.
- Đặc điểm xây dựng là thiết kế cao chọc trời, có hình trụ tròn hay hình học và có đường cắt ngang ở mặt đối diện. Đại diện tiêu chuẩn biểu cho Roman thời này chính là nhà thờ Roman.
3. Kỹ thuật xây dựng trong kiến trúc Roman
Sau khi biết được lịch sử hình thành và đặc điểm kiến trúc, nhiều người sẽ thắc mắc, kỹ thuật xây dựng công trình phong cách Roman được thực hiện như thế nào
Đầu tiên là kỹ thuật xây dựng cột trụ. Yêu cầu cột trụ cần cuốn có sóng. Công trình càng cao càng tốt. Nhưng chiều dày của tường phải được thiết kế hài hòa, cân xứng với kích thước cột, không được quá dày hay quá mỏng.
Tiếp theo, không cần có sự nhất quán trong kiến trúc cột trụ. Nhờ vậy mà họa tiết trang trí đơn giản nhưng vô cùng đa dạng. Có một điểm cần lưu ý, trong cùng giai đoạn, họa tiết trang trí phong cách Roman tinh xảo hơn. Ở các vị trí đầu cột trụ thường chạm trổ hình cái đấu, hoa văn những khối hình cuộn tròn lại. Ngoài ra, chạm hình đầu người, con vật cũng khá phổ biến.
Đáng chú ý, một số công trình ở Việt Nam được xây dựng và thiết kế theo phong cách kiến trúc này. Nhưng đây chỉ là sự du nhập từ xưa chứ không phải gần đây mới có. Điển hình nhất trong lối kiến trúc này ở nước ta là Nhà thờ Đức Bà Paris. Còn ở những nước khác, tiêu biểu cho lối kiến trúc này là Nhà thờ Saint Sernin ở Toulouse, Quần thể tôn giáo Pisa, Nhà thờ Santa Maria, Tu viện Lessay Abbey…
4. Công trình kiến trúc Roman
Không phải ngẫu nhiên mà kiến trúc Roman lại thịnh hành trong suốt một thời gian và nhận được sự quan tâm cho đến thời điểm hiện giờ. Chúng mang những đặc trưng riêng, không lẫn lộn với bất kỳ phong cách nào khác. Nếu những nội dung trên vẫn chưa đủ để bạn hiểu thì hãy tìm hiểu ngay những công trình nổi bật của nó ngay dưới đây.
4.1. Basilica kiểu chữ Thập La Tinh
Xuất hiện vào thời kỳ cơ đốc giáo, Basilica là lối kiến trúc tượng trưng cho nhà thờ, vương cung thánh đường. Đến giai đoạn tiền Roman, các giáo hội vẫn tin dùng và lựa chọn kiểu xây dựng này cho các nhà thờ. Song, sự khác biệt là mở rộng về hai bên để tạo nên hình chữ thập. Đó cũng là nguyên nhân mà kiến trúc này mang tên Basilica Thập La Tinh
4.1.1. Đặc điểm của Basilica kiểu chữ Thập La Tinh
Nhà thờ Basilica kiểu chữ Thập La Tinh thể hiện rõ nét phong cách xây dựng Roman. Theo đó, nhà thờ có mặt bằng hình chữ nhật chạy dài. Chiều dọc được bố trí thêm các hàng cột, chia đều cho hành lang các bên và trung sảnh.
So với hành lang bên, trung sảnh có diện tích lớn và thiết kế cao hơn hẳn. Tại vị trí chênh lệch giữa các khu vực, người ta còn đặt các ô cửa sổ, vừa tạo cảm giác sáng sủa, thông thoáng vừa giúp tạo điểm nhấn cho không gian.
Thông thường, cửa nhà thờ được hướng ra phía Tây. Đàn thánh đạt tại vị trí hướng Đông. Ngoài ra, đàn thánh phải được lợp bằng mái nửa bán cầu. Chạy dọc từ phía Đông sang phía Tây là đàn tế. Phần không gian phía trước đàn tế được mở rộng theo chiều ngang. Thiết kế như vậy là để đảm bảo diện tích khi người làm lễ quá đông.
Ngoài ra, khi mọi người đến làm lễ, dù đứng ở khu vực trung sảnh hay hành lang hai bên cũng dễ dàng theo dõi được diễn biến của đàn. Nhìn chung, sức chứa của nhà thờ Basilica khá tốt, kết cấu đơn giản nhưng vững chãi. Vì vậy mà ở các thời kỳ khác cũng được áp dụng. Ở Việt Nam, kiến trúc Roman cũng được thể hiện thông qua các nhà thờ.
4.1.2. Ý nghĩa của lối thiết kế Basilica
Đối với những ai theo Đạo, phong cách nhà thờ Roman có một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, cao cả. Nó không đơn giản chỉ là nơi các con chiên đến nguyện cầu mà còn giúp họ thể hiện được đức tin về tín ngưỡng của mình. Bên cạnh đó, từng họa tiết, từng bộ phận trong nhà thờ còn mang những đặc trưng riêng.
Sảnh chính là đại lộ, nơi mà bất kỳ một ai cũng phải đi qua. Hành lang là hang cột thức. Sân khấu được đặt ở vị trí cao hơn, là khu vực của các thầy tu. Bàn thờ là chốn trang nghiêm, nơi mọi người phải nghiêng mình kính trọng.
4.2. Nhà thờ của các tu viện Benedictine
Pháp được coi là cái nôi của văn hóa phương Đông dù ở quá khứ hay hiện đại. Đây cũng là nơi sản sinh ra phong cách Roman cùng dòng tu Benedictine vào năm đầu tiên của thế kỷ thứ 10.
4.2.1. Đặc điểm nhà thờ của các tu viện
Vào khoảng năm 910, nền kinh tế Pháp bước vào thời ổn định và trên đà phát triển. Song hành cùng nó là sự lớn mạnh, nở rộ mạnh mẽ của Giáo hội. Thậm chí, nhiều người sẵn sàng rời bỏ quê hương vì tín ngưỡng của mình để tìm đến những mảnh đất mới.
Vậy nên, mục đích khi xây dựng các tu viện là làm nơi trú ngụ cho các khách hành hương. Bên trong tu viện còn có nhà thờ riêng, kết hợp chung với nhau để tạo thành một khối kiến trúc rộng lớn, hài hòa. Đặc biệt, diện tích một số tu viện còn có thể lớn hơn cả một địa phương.
4.2.2. Một số công trình tiêu biểu về nhà thờ của các tu viện
Là điểm xuất phát nên các công trình kiến trúc Roman ở Pháp được xây dựng vô cùng nhiều. Nhà thờ của các tu viện cũng rất phổ biến. Những công trình tiêu biểu có thể kể đến như:
- Nhà thờ ở Cluny: Không đơn giản là một nhà thờ, đây là khu phức hợp kiến trúc tông giáo lớn nhất nước Pháp. Thời gian đã tàn phá nhà thờ Cluny khiến nó phải được tu sửa và xây dựng lại 3 lần mới có hình dáng như hiện nay.
- Nhà thờ Saint-Sernin ở Toulouse có kích thước 115 x 64 x 21m
- Nhà thờ Saint Foy ở Conques: Được xây dựng ở miền Nam nước Pháp, nhà thờ Saint Foy ở Conques được coi là đại diện tiêu biểu nhất cho phong cách Roman. Khu vực trung sảnh kéo dài. Chính diện có diện tích rộng lớn, đủ sức chứa khách hành hương, khách cầu nguyện và hát Thánh kinh.
Sức ảnh hưởng này đã lan sang nhiều quốc gia khác trên thế giới. Một số nơi cũng ghi nhận sự tồn tại của Nhà thờ kết hợp tu viện. Đó là:
- Nhà thờ Durham: Tọa lạc tại nước Anh, công trình được xây dựng trong giai đoạn 1090 – 1145. Nhà thờ nổi bật với hai tòa tháp lớn ở ngay phía trước. Phần thân vẫn được thiết kế rộng rãi với 3 nhịp cùng cánh ngang lớn. Khu vực giao nhau có thêm một tháp đèn.
- Nhà thờ Maria Laach ở Đức.
4.3. Nhà thờ của thành phố
Bên cạnh Basilica kiểu chữ Thập La Tinh, nhà thờ kết hợp tu viện Benedictine, kiến trúc Roman còn được thể hiện qua các nhà thờ của thành phố. Kiểu nhà thờ này có giá trị thẩm mỹ cao. Các không gian chính của nhà thờ như đàn thánh, gian thờ, tháp lấy ánh sáng đều được người thợ thủ công điêu khắc những hoa văn sống động.
Lối xây dựng của nhà thờ này đã thoát ra khỏi những quy chuẩn khắt khe trong thiết kế vốn có của Giáo hội. Nhờ vậy mà những công trình xây dựng mang đậm thế giới quan đời thường, gần gũi với người dân ở thành phố hơn. Điều này trái ngược hoàn toàn với thế giới thần học là tôn chỉ hàng đầu trong tôn giáo. Chính vì vậy mà Nhà thờ kiến trúc Roman càng nổi bật và cuốn hút hơn. Điều này được minh chứng qua một loạt công trình như:
- Nhà thờ Worms: Công trình hội tụ tất cả những tinh túy, nổi bật và đặc trưng nhất của kiến trúc Roman. Hai đầu của công trình có hai tòa tháp nhọn đặt đối xứng nhau. Bước vào bên trong, nhà thờ gây ấn tượng với thiết kế cầu thang dạng xoắn ốc – nét riêng biệt của kiến trúc nước Đức. Cổng chính và cổng phủ vào nhà thờ đặt ở hướng Nam, hướng Bắc. Vị trí hậu cung hướng ra phía Đông và Tây.
- Nhà thờ Speyer: Công trình nằm ở thượng nguồn sông Rhein nước Đức. Về thiết kế, nhà thờ Speyer nổi bật với 4 tòa tháp trấn áp tại 4 góc. Trên mặt tường còn có thêm những đường vòm trang trí càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp hùng vĩ, khỏe khoắn của nhà thờ.
4.4. Kiến trúc thành quách và dinh thự
Một loại công trình nữa cũng thể hiện đặc trưng của phong cách Roman là thành quách và dinh thự. Trước đây, việc xâm lược để mở rộng bờ cõi của các bộ lạc diễn ra rất thường xuyên. Để bảo vệ lãnh địa cũng như tài nguyên của mình. Các lãnh chúa đã cho dựng nên những thành quách kiên cố.
4.4.1. Đặc điểm của lối kiến trúc thành quách và dinh thự
Thời bấy giờ, kiến trúc thành quách, dinh thự vô cùng phổ biến. Những nét đặc trưng nhất có thể kể đến như:
- Tường thành rất cao, dày, vững chãi để bao bọc lấy phần lãnh địa bên trong. Phía trên được tạo hình mũi nhọn, răng cưa. Nó vừa có tác dụng bảo vệ, vừa là nơi để binh lính trú ẩn khi chiến đấu. Ngoài ra, thợ xây dựng thời bấy giờ còn tinh ý khí bố trí thêm các lỗ châu mai để súng, pháo trổ ra.
- Có nhiều vọng gác ở trên cao. Mục đích chính là để quan sát xung quanh thành quách, dinh thự
- Có nhiều rãnh lớn được đào ở bên ngoài.
- Cổng thành có dây xích để đóng mở. Ngoài ra, khi hạ xuống, nó còn có tác dụng như một cây cầu để di chuyển qua lại.
- Bên trong tháp có dinh thự. Đó là nơi cố thủ cuối cùng trước khi cổng thảnh bị phá vỡ cũng là khu vực sinh sống của lãnh chúa.
4.4.2. Những thành quách và dinh thự nổi tiếng
Một số thành quách và dinh thự nổi tiếng được gìn giữ đến tận thời điểm bây giờ như:
- Lâu đài kiểu pháo Coucy de Chateau: Công trình cao 64m. Riêng phần tường dày đến 10m. Bên ngoài có hào nước bảo vệ.
- Tòa thành Krak des Chevalier: Công trình nổi bật nhờ vẻ đẹp sừng sững, hùng vĩ ngay giữa Ả Rập. Các tháp canh được dựng thành nhiều tầng. Lỗ châu mai dạng hình vòm để thuận tiện khi đặt pháo nổ
- Pháo đài Carcassonne: Xuất hiện khoảng thế kỷ thứ 13 ở Pháp, công trình 2 lớp tường thành được xây dựng kiên cố, bao bọc lấy thành phố cùng tên – Carcassonne
Đó là tất cả những gì chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hy vọng mọi người đã nắm được những thông tin cần thiết nhất về phong cách kiến trúc Roman. Bên cạnh đó, bất động sản ODT còn thường xuyên cập nhật những nội dung về mua bán nhà đất, cho thuê nhà đất, kinh nghiệm thiết kế, xây dựng, phong thủy ứng dụng… Hãy theo dõi chúng tôi mỗi ngày để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào nhé.