Hiện tại với định mức lợi nhuận đầu tư nhà ở xã hội tối đa là 10%, gây nhiều bất cập trong khi tổ chức đấu thầu. Mới đây Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã đề xuất nên có chính sách giảm lợi nhuận định mức đầu tư nhà ở xã hội.
Những bất cập còn tồn tại
Trong năm 2019, toàn TP.HCM chỉ có 3 dự án cũ đã hoàn thành xây dựng với tổng số 2.281căn hộ trong khi không triển khai được dự án nhà ở xã hội mới nào. Nguồn cung loại hình nhà ở này sụt giảm mạnh trong thời gian qua do còn tồn tại nhiều vướng mắc.
Cụ thể, tương tự với những dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, tại các dự án nhà ở xã hội mặc dù các doanh nghiệp cũng tự tạo lập quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội nhưng các quỹ đất hỗn hợp này cũng đang gặp khó khăn về thủ tục đầu tư xây dựng. Hiện các dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất theo quy định hiện hành, do đó cần đơn giản hóa thủ tục đầu tư các dự án nhà ở xã hội qua đó rút ngắn thời gian cấp phép.
Theo HoREA, lợi nhuận định mức đối với toàn bộ các dự án nhà ở xã hội không vượt quá 10% tổng kinh phí đầu tư dựa theo nghị định 100 của Chính phủ quy định. Tuy nhiên các nhà đầu tư dự thầu có thể cắt giảm lợi nhuận định mức để cạnh tranh.
Đề xuất 7 tiêu chí đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Hiệp hội cũng gửi đề nghị 7 tiêu chí đấu thấu lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội gồm: Vốn đầu tư; lợi nhuận định mức; tiến độ dự án; dành đất xây dựng nhà ở thương mại; giá cho thuê, giá bán, thuê mua nhà ở xã hội, đặt cọc tiền thuê nhà; tỷ lệ sản phẩm nhà ở xã hội cho thuê tại dựa án, thời hạn thuê; ưu đãi về thuế và hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật. Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Bộ Xây dựng, Bộ KH&ĐT xem xét, cân nhắc về những tiêu chí trên để cho việc lựa chọn nhà đầu tư được nhanh chóng hơn.
(Nguồn Tổng hợp)