Thực trạng nhận căn hộ và đã chuyển vào sinh sống nhiều năm nhưng vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu không phải là chuyện hiếm mà còn rất phố biến ở nhiều chung cư.
Trong khi nhiều hộ gia đình vẫn mòn mỏi chờ thì không ít hộ lại buông bỏ giấc mơ cầm trên tay quyển sổ hồng.
Miệt mài đi đòi sổ hồng
Khoản 4, điều 13 Luật kinh doanh Bất động sản nêu rõ, trong vòng 50 ngày kể từ ngày ban giao căn hộ, chủ đầu tư nhà chung cư phải có trách nhiệm làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người mua căn hộ. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều chủ đầu tư đã “ngó lơ” quy định này.
Theo thống kê về đất đai mới đây của Sở TN&MT TP.Hà Nội, tính đến năm 2017, toàn thành phố còn 867 căn hộ nhà ở tái định cư và có đến 23.393 căn hộ chung cư chưa được cấp sổ hồng. Trong khi đó, tại TP.HCM là 15.000 căn.
Việc chậm trễ cấp sổ hồng có nhiều nguyên nhân, mà nổi bật trong số đó là các lý do như: dự án đang được chủ đầu tư cầm cố tại ngân hàng hoặc dự án vi phạm trật tự xây dựng (sai thiết kế, phá vỡ quy hoạch…)
Hệ lụy của việc này là cư dân sống trong chính căn nhà của mình nhưng lại không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu. Nếu muốn bán nhà để thay đổi chỗ ở thì thủ tục chuyển nhượng phức tạp, tốn nhiều thời gian. Ngoài ra, cư dân muốn thế chấp ngân hàng để vay tiền cũng không được do không có cơ sở pháp lý.
Chính vì lẽ đó, thời gian qua, không ít các dự án chung cư trên địa bàn thành phố xảy ra tình trạng cư dân căng băng-rôn nhằm tạo sức ép lên chủ đầu tư để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.
Luật đã quy định nhưng sao vẫn khó thực thi?
Nghị định 912019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nêu rõ, nếu chủ đầu tư nhà chung cư chậm làm sổ hồng cho cư dân có thể bị phạt tiền lên tới 1 tỷ đồng. Mức phạt cụ thể như sau:
Thời hạn chậm |
Mức phạt |
Từ 50 ngày đến 6 tháng |
Phạt từ 10 – 100 triệu đồng |
Từ 6 – 9 tháng |
Phạt từ 30 – 300 triệu đồng |
Từ 9 – 12 tháng |
Phạt từ 50 – 500 triệu đồng |
Từ 12 tháng trở lên |
Phạt từ 100 triệu – 1 tỷ đồng với những vi phạm từ 30 – 100 căn hộ |
Như vậy, mức phạt mới này cao gấp 3 lần so với mức phạt được quy định trước đó. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng, việc gia tăng mức phạt có thể gây ra tác dụng ngược khi mà chủ đầu có thể thế chấp dự án, vay tiền để đầu tư chỗ khác sinh lãi hàng trăm tỉ đồng nên việc nộp phạt 1 tỷ động không thấm vào đâu.
Trưởng ban quản trị chung cư Khang Gia Tân Hương, TP.HCM - ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Việc ấn định mức phạt cao không làm cho chủ đầu tư có trách nhiệm hơn. Bằng chứng là nhiều chủ đầu tư đã bị phạt xây trái phép lên đến cả tỉ đồng nhưng công trình xây trái phép vẫn không giảm. Vì thế, cần phải kèm thêm những chế tài khác”
Do đó, để tránh dính vào những dự án sai phạm và đảm bảo quyền lợi tối ưu của mình, người dân cần tìm hiểu thật kĩ về dự án, về chủ đầu tư trước khi quyết định mua căn hộ. Với những người dân gặp phải dự án bị chủ đầu tư “om” sổ hồng, nếu như các bên không đi đến được thỏa thuận chung thì khách hàng có thể khởi kiện chủ đầu tư đề đòi lại quyền lợi chính đáng
(Nguồn Tổng hợp)