Để đảm bảo ngôi nhà thoáng đãng và đẹp mắt thì việc thiết kế chiều cao tầng nhà rất quan trọng. Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu những quy định về chiều cao tầng nhà khi mua bán nhà đất hoặc xây nhà.

1. Chiều cao tầng nhà là gì?

Chiều cao tầng nhà là gì

Về khái niệm, chiều cao tầng nhà là khoảng cách được tính từ sàn nhà của tầng dưới lên sàn nhà của tầng kế tiếp. Nó không phải chiều cao nhà. Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà các kiến trúc sư sẽ có cách tính khác nhau để đảm bảo căn nhà trông đẹp mắt, thoáng đãng và có kiến trúc hợp lý.

2. Vì sao phải tính chiều cao tầng nhà?

Việc tính toán chiều cao tầng nhà sao cho hợp lý là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới kết cấu và không gian ngôi nhà. Bên cạnh đó, một căn nhà mà có tầng nhà quá cao sẽ tạo cảm giác lạnh lẽo, trống trải cho gia chủ. Trong khi, một ngôi nhà có chiều cao quá thấp lại gây ra cảm giác chật chội, ngột ngạt và không thoải mái.

Ngoài ra, việc xây dựng chiều cao tầng nhà không hợp lý còn gây tốn chi phí, ngân sách mà ngôi nhà của bạn lại không đẹp mắt. Vậy phải làm sao để tính toán chiều cao để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà và không gian sống thoải mái cho người sử dụng? Dưới đây là những quy định trong thiết kế bạn cần biết.

3. Những quy định trong tính toán chiều cao tầng nhà

Có rất nhiều yếu tố và bộ phận của căn nhà ảnh hưởng tới cách tính toán. Trong đó, bao gồm diện tích, số bậc thang; công năng, chức năng mỗi phòng; phong cách kiến trúc; khí hậu; phong thuỷ và pháp luật.

3.1. Cần phù hợp với diện tích và số bậc cầu thang

Chiều cao tầng nhà cần phù hợp với diện tích và số bậc cầu thang

Chiều cao tầng nhà phụ thuộc vào diện tích và số bậc cầu thang. Một nguyên tắc trong thiết kế căn nhà là không nên làm tầng nhà quá cao. Khoảng cách từ sàn nhà tầng dưới lên tầng trên quá cao trong khi bậc thang quá nhỏ thì sẽ tạo độ dốc và gây nguy hiểm cho người đi.

Bên cạnh đó, với những căn nhà có bề ngang hẹp thì chiều cao các tầng nên thống nhất khoảng 3m mà không nên thay đổi nhiều. Việc để chiều cao tầng nhà là 3m sẽ giúp căn nhà trông cân đối và chắc chắn, đảm bảo sự thống nhất về chiều cao và diện tích nhà.

Đối với căn nhà hai tầng trở nên, chiều cao nên tương đương với diện tích xây cầu thang, đảm bảo về mặt kết cấu và sự an toàn cho người đi.

Độ nghiêng của cầu thang cũng được quy định rõ ràng, từ 33 độ đến 36 độ, mỗi bậc cao từ 16,5cm đến 18cm. Số bậc thang thường thấy trong các thiết kế nhà ở của Việt Nam là 13 bậc, 17 bậc, 21 bậc hoặc 25 bậc.

3.2. Xem xét công năng của phòng để tính toán

Trong một căn nhà, phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc, phòng tắm, phòng để xe,… đều có cách tính toán khác nhau để phù hợp với công năng của nó và tạo không gian thoáng đãng cho ngôi nhà.

  • Phòng khách: Xây cao hơn các phòng khác để tạo cảm giác rộng rãi, trong khoảng từ 3,6m đến 5m
  • Phòng làm việc, phòng ngủ, nhà bếp, và phòng ăn: Chiều cao thích hợp trong khoảng từ 3m đến 3,3m nhằm tạo không gian ấm cúng.
  • Phòng thờ: Vì là nơi trang nghiêm và tránh tạo không khí ngột ngạt, âm u, phòng thờ nên có chiều cao tương tự các phòng khách.
  • Phòng tắm, phòng để xe, nhà kho: Những căn phòng này có diện tích nhỏ nên tầng nhà không cần quá lớn. Chiều cao nên ở khoảng 2,4m đến 2,7m.
  • Gác lửng hay gác xép: Một vài căn nhà, thường là phòng trọ được xây thêm gác lửng. Đây là những phòng có diện tích hạn chế nên tầng nhà nên trong khoảng từ 1,8m đến 2,5m.

Ngoài ra, chiều cao tầng nhà trong phòng khách được chia làm ba loại cơ bản. Trong đó, phòng thấp có chiều cao khoảng 2,7m đến 2,8m; phòng tiêu chuẩn chiều cao trong khoảng 3m – 3,5m; còn phòng cao có chiều cao khoảng 3,6 m đến 3,8 m. Tuỳ thuộc vào diện tích phòng khách, bạn có thể tính toán sao cho phù hợp và tạo không gian thoáng đãng, thoải mái và sang trọng.

3.3. Tính toán theo ngân sách

Tầng nhà càng cao đi kèm với chi phí thiết kế, xây dựng sẽ càng lớn do tăng thêm xi măng, bê tông, thép, gạch. Ngoài ra, việc xây nhà có khoảng cách giữa sàn nhà tầng dưới và sàn nhà tầng trên quá cao sẽ tốn nhiều chi phí bảo trì ngôi nhà. Do đó, khi tính toán chiều cao mỗi phòng, bạn cần cân nhắc xem ngân sách của gia đình có đủ hay không.

Để đỡ tốn chi phí thi công và xây dựng, bạn nên theo thông số thông dụng như sau:

  • Phòng thấp khoảng 2,4m đến 2,7m.
  • Phòng tiêu chuẩn khoảng 3m đến 3,3m.
  • Phòng cao khoảng 3,6m đến 5m.

3.4. Cần phù hợp với phong cách kiến trúc nhà ở

Chiều cao tầng nhà cần phù hơp với phong cách kiến trúc nhà ở

Chiều cao tầng nhà nên thể hiện được những đặc trưng của phong cách kiến trúc trong ngôi nhà của bạn. Đồng thời, phải đảm bảo độ an toàn của ngôi nhà.

  • Nhà ở theo kiến trúc cổ điển: đối với tầng 1 trong khoảng 3,6m đến 3,9m. Tầng 2 trở lên có trong khoảng 3,3m đến 3,6m.
  • Nhà ở theo kiến trúc cổ điển Pháp: khoảng 4m.
  • Nhà ở theo kiến trúc tân cổ điển: Tầng 1 có chiều cao 3,9m; tầng 2 trở lên cao 3,6m; tầng cuối cùng khoảng 3,3m.
  • Dinh thự, lâu đài: tầng 1 thường nằm trong khoảng 4,2m đến 4,5m; từ tầng 2 trở lên trong khoảng từ 3,6m đến 3,9m.

3.5. Quy định của pháp luật

Ngoài việc thiết kế chiều cao tầng theo diện tích, chức năng phòng, phong cách kiến trúc, bạn cũng cần chú ý tới những quy định cụ thể trong thiết kế nhà ở.

  • Độ cao sàn tính từ mặt sàn dưới tới mặt sàn trên tối đa là 3m.
  • Độ cao sàn tính từ mặt sàn dưới tới mặt sàn trên các tầng, tính từ tầng 2 trở lên tối đa là 3,4m.
  • Độ cao sàn, tính từ độ cao của vỉa hè đến phần đáy của ban công là 3,5m.
  • Trong trường hợp đường lộ giới nhỏ hơn 3,5m, chiều cao nhà được xác định bằng thước lỗ ban, tính từ chiều cao từ mặt sàn của tầng 1 đến sàn của tầng 2. Độ cao sàn tối đa 3,8m. Không được phép xây tầng lửng.
  • Trường hợp đường lộ giới từ 3,5m đến dưới 20m thì chiều cao sàn tối đa 5,8m. Được phép xây tầng lửng.
  • Trường hợp đường lộ giới từ 20m trở nên, chiều cao sàn từ tầng 1 tới tầng 2 tối đa là 7m. Được phép xây tầng lửng.

3.6. Theo phong thuỷ

Chiều cao tầng nhà theo phong thuỷ

Người Việt Nam rất quan tâm tới phong thuỷ, nhất là khi xây và thiết kế nhà ở. Theo phong thuỷ, tầng nhà quá cao hay quá thấp đều không may mắn, sức khoẻ giảm sút, tiền bạc mất mát, gia đình bị ảnh hưởng.

Về phong thuỷ, kiến trúc ngôi nhà gồm 3 tầng: tầng thái âm (khoảng 40cm tính từ sàn nhà, có nhiều khí âm); tầng thái dương (khoảng 60cm tính từ trần nhà, có nhiều dương khí); tầng thái hoà (khoảng 1,8m đến 2,5m so với bề mặt sàn).

Tầng thái hoà được xem là tầng sinh khí, là tuyến thở cho con người. Do đó, khi xây nhà và thiết kế nhà ở, cần giữ cho tầng thái âm và thái dương không xâm lấn tầng thái hoà. Cụ thể, chiều cao tầng nhà theo phong thuỷ được quy định như sau:

  • Nếu phòng có kích thước chiều rộng lớn hơn 30m2 trở lên, chiều cao tầng nhà trong khoảng 3,25m đến 4,1m.
  • Nếu phòng có kích thước chiều rộng nhỏ hơn 30m2, chiều cao tầng nhà tối thiểu là 3,15m.

3.7. Theo khí hậu

Ở khu vực có khí hậu khắc nghiệt, chiều cao tầng nhà trong khoảng 3m đến 3,3m giúp nhà luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Ở khu vực có khí hậu dễ chịu, chiều cao tầng nhà lý tưởng nên khoảng 3,6m đến 4,5m để tạo không gian thông thoáng và sáng sủa.

3.8. Theo thước lỗ ban

Thước lỗ ban là loại thước dùng để đo kích thước đồ vật trong nhà. Ngoài ra, người ta còn dùng thước lỗ ban để tính toán chính xác chiều cao tầng nhà. Nhiều người tin rằng, sử dụng thước lỗ ban để xây nhà sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia đình, tiền bạc và sức khoẻ.

Theo thước lỗ ban, chiều cao tầng tính từ mặt sàn nhà tới mặt sàn mái là 3m; chiều cao tính từ mặt sàn dưới tới mặt sàn từ tầng 2 trở lên là 3,4m; và chiều cao tính từ vỉa hè tới đáy của ban công là 3,5m.