Kế hoạch ứng phó đại dịch Covid-19 trong ngắn và trung hạn vừa được đại diện JLL Việt Nam đề xuất, trong đó có các phương án cụ thể cho từng giai đoạn, từ giai đoạn khởi xướng đến quá trình phục hồi.

Các việc doanh nghiệp bất động sản cần làm gì để ứng phó Covid-19?

Giải pháp ứng phó với dịch Covid-19

Mới đây, JLL Việt Nam cho biết trong ngắn hạn, các doanh nghiệp nên tập trung vào kế hoạch duy trì hoạt động và coi đây là nền tảng cho các bước đi trong dài hạn. Về kế hoạch ứng phó với đại dịch trong trước mắt cần chia thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 trong  khoảng 1 đến 2 tuần tới nên ưu tiên tìm giải pháp duy trì hoạt động kinh doanh và thành lập một nhóm phản ứng khẩn cấp.  Bên cạnh đó nghiên cứu các rủi ro có thể xảy ra, tối giản hóa quy trình ra quyết định nhằm bắt kịp tình hình phức tạp, chuẩn bị tài liệu hướng dẫn cho truyền thông. Trong trường hợp khẩn cấp có thể phải ngay lập tức triển khai kế hoạch làm việc từ xa và đóng cửa văn phòng.

Giai đoạn ngắn hạn (3 đến 4 tuần): cần theo dõi sát tình hình diễn biến của dịch bệnh, tăng tốc các công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa và tại nhà. Lúc này doanh nghiệp bất động sản cần tập trung vào quản lý vận hành cho các vị trí quan trọng, đảm bảo duy trì nguồn cung.

Giai đoạn trung hạn (1 đến 3 tháng): cần liên tục nâng cao các công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa, giảm tương tác trực tiếp với khách hàng. Ngoài ra, thận trọng hơn trong những quyết định bất động sản và liên tục theo dõi và cải thiện chuỗi cung ứng các sản phẩm.

Giai đoạn dài hạn (trên 3 tháng): Lúc này các chương trình làm việc từ xa sẽ dẫn đến sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp và các cách vận hành phi truyền thống. Cách thức tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng cũng có nhiều thay đổi. Khi đó cần xem xét nhu cầu về bất động sản cao cấp, nơi cung cấp chỗ ở và không gian làm việc an toàn hơn.

Đại dịch Covid 19 lần này có thể sẽ dẫn tới một xu hướng đáng chú ý trong các sản phẩm bất động sản đó là xuất hiện nhu cầu sử dụng công nghệ được thúc đẩy mạnh mẽ tại nơi làm việc.

(Nguồn Tổng hợp)