Nhập trạch là một trong những nghi lễ quan trọng, được coi như là báo cáo và xin phép Thổ địa khi chuyển đến nhà mới. Do đó, thủ tục nhập trạch vô cùng quan trọng, không được phép làm sơ sài. Vậy thì cúng nhập trạch sao cho đúng. Bài biết ngày hôm nay sẽ giúp mọi người không phải lo về vấn đề này nữa.
1. Ý nghĩa về lễ nhập trạch
Theo quan niệm của ông cha ta thì mỗi một mảnh đất đều có một vị thần linh bảo hộ. Bất kì hành động xâm phạm nào đều sẽ bị quở trách. Vì vậy, nhập trạch hay cúng về nhà mới được xem như là bước “đăng ký hộ khẩu” với thổ địa và thần linh cai quản ngôi nhà khi mới chuyển đến đó sinh sống. Khi thực hiện nghi thức lễ nhập trạch cần thể hiện được lòng thành kính của gia chủ cũng như thể hiện mong ước được các vị Thần che chở và phù hộ để có được một cuộc sống thuận hòa, êm ấm, suôn sẻ tại ngôi nhà mới.
Cúng nhập trạch không chỉ yêu cầu đối với nhà mới xây dựng mà ngay cả khi cải tạo lại hay nhà thuê cũng phải thực hiện. Đây là một nét đẹp văn hóa, đã có truyền thống hàng ngàn năm.
2. Hướng dẫn thủ tục nhập trạch về nhà mới
Hiểu được sự lo lắng trong lòng của những người không nắm rõ nghi thức cúng kiếng, đặc biệt là các gia đình trẻ, sau đây sẽ là hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập trạch.
2.1. Chọn ngày làm lễ
Lễ nhập trạch phải được thực hiện vào ngày lành tháng tốt để cuộc sống sau này thuận lợi, mọi việc hanh thông, sức khỏe dồi dào. Nếu làm vào những thời điểm bị sao xấu chiếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến gia đạo, gây ra nhiều trắc trở đối với thành viên trong gia đình. Có nhiều cách để xác định ngày đẹp làm lễ nhập trạch, chẳng hạn như:
- Chọn theo giờ Hoàng đạo: Là khung giờ trời đất giao hòa, thích hợp để làm việc trọng đại, không riêng gì nhập trạch
- Chọn theo tuổi của gia chủ: Thường thì chỉ những chuyên gia, thầy phong thủy mới tính toán được
- Chọn theo hướng nhà: Là cách được nhiều người áp dụng nhất hiện nay, đặc biệt là giới kinh doanh
2.2. Chuẩn bị lễ vật cúng nhà mới gồm những gì?
Tùy vào điều kiện tài chính mà mỗi gia chủ làm mâm cúng có thể thịnh soạn hay đơn giản. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì vẫn cần đảm bảo có đủ 3 phần là Ngũ quả, Hương hoa và Mâm cơm cúng. Chi tiết lễ vật cho từng mâm như sau:
- Mâm ngũ quả: Bày tối thiểu 5 loại trái cây tươi. Những loại quả được dùng nhiều nhất là cam, bưởi, đu đủ, chuối, dưa hấu, mãng cầu… hay chọn theo đặc trưng vùng miền. Lưu ý, quả đề thắp hương phải tươi, tròn, không chọn loại quả có gai (mang sát khí)
- Mân hương hoa: Gồm 3 miếng trầu cau, 1 đĩa muối, 1 lọ hoa tươi, 1 đĩa đựng gạo, muối và nước trộn vào nhau. Đặc biệt, không được quên nhang, giấy vàng mã.
- Mâm rượu thịt: GỒm 1 miếng thịt luộc, gà luộc nguyên 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc, 1 con tôm. Đồng thời cần chuẩn bị thêm 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc
Ngoài ra, các thầy phong thủy còn khuyên rằng cúng nhập trạch cần có thêm nước ngũ vị. Khi hương cháy hết, bạn lấy nước ngũ vị tưới vào chân và tường xung quanh nhà với ngụ ý hàn long mạch.
2.3. Lưu ý trước khi nhập trạch
Sau khi đã chọn được ngày tháng tốt lành thì trước khi làm thủ tục nhập trạch cũng cần lưu ý một vài điều sao:
- Chuẩn bị bếp than để mọi người bước qua. Vì tính hỏa sẽ thanh lọc đi những điều không may mắn để có một nghi lễ tốt nhất
- Tuyệt đối không sử dụng bếp điện trong lần đầu tiên dọn đến. Bởi lẽ bếp điện chỉ đun đồ vật và lan tỏa rất ít khí nóng ra môi trường xung quanh. Nếu vậy thì không thể làm cho căn nhà trở thành một mái ấm hạnh phúc.
- Hạn chế đi tay không khi bước vào nhà mới. Hãy cầm các vật phẩm mang ý nghĩa may mắn như tiền, vàng, bạc, muối, gạo, chổi mới…
2.4. Thủ tục làm lễ nhập trạch
Bước 1: Đặt bếp than đỏ lửa ngay chính diện trước lối vào nhà mới. Người đứng tên trên sổ đỏ hoặc người mượn tuổi cầm bát hương thờ Thổ địa và bước qua bếp đầu tiên. Chú ý, chân trái bước trước rồi mới đến chân phải
Bước 2: Từng thành viên trong gia đình bước qua bếp theo thứ tự vai vế từ lớn đến nhỏ. Trong đó, người vợ sẽ cầm trên tay tiền và tư trang. Con cái mỗi người cầm một món vật dụng khác nhau. Tất cả đều phải là đồ mới và không để tay trống
Bước 3: Trước khi làm thủ tục nhập trạch phải bật toàn bộ đèn trong nhà, mở toàn bộ cửa sổ, cửa chính để hút vượng khí. Sắp xếp lại chỉnh chu mâm cúng cũng như các món lễ vật rồi thắp hương làm lễ.
Bước 4: Trụ cột gia đình khai bếp lửa và đun nước. Dùng nước này để pha trà dâng lên ông bà, tổ tiên. Thành tâm đọc bài văn khấn nhập trạch về nhà mới. Tiếp đến là làm lễ yết cáo lên gia tiên và bố trí đồ đạc trong nhà.
Bước 5: Hoàn tất lễ cúng bái, gia chủ và các thành viên lễ tạ.
3. Lưu ý quan trọng trong buổi lễ nhập trạch
Thời gian đun nước sôi lần đầu càng lâu càng tốt, tối thiểu 5 – 10 phút.
Nếu chọn được ngày tốt nhưng chưa chuẩn bị tươm tất thì mọi người trong gia đình phải ngủ ở nhà mới trong đêm đó.
Trước khi dọn dẹp đồ đạc vào phải làm lễ cáo yết, tức rước gia tiên vào trước. Khi dọn xong, toàn bộ thành viên phải lễ bái tổ tiên, thành kính để mong yên bình, vạn sự như ý.
Người có bầu không được tham gia lễ nhập trạch cũng như dọn vào nhà mới. Nhưng nếu quá cấp bách, không còn lựa chọn nào khác thì đích thân người mang thai phải dùng một cây chổi mới quét qua 1 lượt các đồ đạc rồi có thể chuyển vào.
Đó là những thông tin cơ bản nhất có liên quan đến thủ tục nhập trạch về nhà mới. Mong rằng bạn và gia đình của mình sẽ luôn được thần linh phù hộ, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống lẫn công việc.