Ngày 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có buổi làm việc với đại diện các Bộ ngành, TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu… để thảo luận về tiến độ dự án đường Vành đai 3, 4.

thuc-day-tien-do-du-an-duong-vanh-dai-3-4-tphcm

Bản đồ đường Vành đai 3. Ảnh: Homevietland

TP.HCM cần hoàn thành dự án đường Vành đai 3 trong năm 2025

Theo đó, Phó Thủ tướng và đại diện các tỉnh, thành phố tìm cơ chế để triển khai nhanh dự án đường Vành đai 3, 4. Cụ thể, dự án đường Vành đai 3 tại TP.HCM có chiều dài 89km, đi qua 4 tỉnh, thành phố gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Dự án được chia thành nhiều dự án thành phần 1A, 1B, 2, 3 và 4. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có 16,3km được đầu tư.

Dự án đường Vành đai 4 có chiều dài 197,6km, đi qua TP.HCM, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai. Cũng như dự án đường Vành đai 3, đường Vành đai 4 mới đầu tư dang dở. Hiện, chỉ có 11km được đầu tư.

Tại cuộc họp ngày 14/5, lãnh đạo các tỉnh, thành phố yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 3, 4. Các lãnh đạo kiến nghị cơ chế nguồn vốn và phương án giải phóng mặt bằng dự án. Theo kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải, nguồn vốn thực hiện 2 dự án trên là nguồn ngân sách trung ương.

Về cơ chế thực hiện dự án, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, nếu chia dự án đường Vành đai 3,4 thành các dự án nhỏ, mỗi dự án dưới 10.000 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện thì sẽ hoàn thành nhanh hơn.

Cụ thể, tỉnh Đồng Nai sẽ chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng đoạn 4,7km đi qua địa bàn tỉnh của dự án đường Vành đai 3, tỉnh Bình Dương chịu trách nhiệm xây lắp phần 2,16km dự án thành phần 2B với vốn đầu tư 150 tỷ đồng.

Các địa phương đặt mục tiêu hoàn thành dự án đường Vành đai 3 trong năm 2025 và dự án đường Vành đai 4 xong cành sớm càng tốt. Để thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cho rằng cần thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội hoá bằng hình thức PPP, nghiên cứu kỹ các quỹ dự trữ, quý nhàn rỗi, quý bảo hiểm xã hội đang dư thay vì chờ vốn ngân sách như trước.

Ngoài hai dự án trên, tại cuộc họp Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải hoàn thành dự án đường Vành đai 2 trong năm 2022.

Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để giải quyết các vấn đề vướng mắc, trở ngại của dự án.

Được biết, dự án đường Vành đai 3, 4 TP.HCM có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần đẩy mạnh sự phát triển của khu vực và cả nước, giúp kết nối các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.