Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

quy-hoach-tinh-bac-lieu-tam-nhin-den-nam-2050-phat-trien-ben-vung-tren-3-tru-cot

Mục tiêu lập Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, hệ thống đô thị, phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ loại bỏ các quy hoạch chồng chéo ảnh hưởng đến đầu tư phát triển; giải quyết các vấn đề xung đột về không gian, định hướng không gian ảnh hưởng tới nhu cầu phát triển trong thời kỳ quy hoạch.

Yêu cầu nội dụng lập quy hoạch tỉnh Bạc Liêu tầm nhìn đến năm 2050

Nội dung lập quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội hướng mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường. Quy hoạch cần phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế; đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh; đồng thời xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.

Bên cạnh đó, nội dung Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập Quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.

Tuân thủ đúng các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017 và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ gồm: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế-xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn; đánh giá các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương; đánh giá về việc thực hiện Quy hoạch thời kỳ trước; xây dựng quan điểm, mục tiêu, phương án quy hoạch, phương án phát triển, phương hướng phát triển, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, các ngành quan trọng trên địa bản tỉnh.

(Tổng hợp bởi odt.vn)