Để những huyện như Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm, Đan Phượng, Thanh Trì chuẩn bị lên quận, cần phải đầu tư vào công tác quy hoạch và đặt ra những tiêu chí cao hơn.

ha-noi-dau-tu-nhieu-hon-cho-cong-tac-quy-hoach-tai-nhung-huyen-chuan-bi-len-quan

Nâng cao một số tiêu chí trong quy hoạch

Theo Trưởng phòng Quản lý đô thị, huyện Đông Anh có 88,68% đất tự nhiên của huyện được quy hoạch trở thành vùng đô thị trung tâm mở rộng. Đến nay 13/15 đồ án quy hoạch phân khu đô thị được phê duyệt, trong đó nhiều dự án lớn đã được lập quy hoạch chi tiết 1/500. Ngoài ra, huyện cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 72 đồ án khu dân cư hiện hữu và nghiên cứu đề xuất 4 đồ án. Về cơ sở hạ tầng, huyện đang cố gắng hoàn thiện 20 tuyến giao thông thông khung, gồm 4 trục chính đô thị, 14 tuyến liên khu vực…

Tại huyện Hoài Đức, các quy hoạch phân khu đô thị cơ bản đã được phê duyệt. Huyện cũng đã cụ thể hoá các quy hoạch chi tiết cũng như đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Tại huyện Gia Lâm, đến khi có điều chỉnh quy hoạch các phân khu đô thị N9, N10, N11 thì quy hoạch chung huyện Gia Lâm tiếp tục được tiến hành.

Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, nhìn chung thành phố đã phủ kín quy hoạch các khu vực ngoại thành và một số huyện ven đô. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho những huyện chuẩn bị lên quận, đáp ứng tiêu chuẩn của quy hoạch được điều chỉnh, các huyện cần nâng cao một số tiêu chí trong quy hoạch như tối đa quỹ đất theo tiêu chuẩn mới đối với hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội.

Tập trung nhiều hơn cho công tác quy hoạch

Do khung tiêu chuẩn đô thị đòi hỏi cao hơn tiêu chí quy hoạch nông thôn trong khi việc đưa một số huyện lên quận là xu thế của đô thị hoá,, cần tập trung nhiều hơn cho công tác quy hoạch, tính toán đến việc quy hoạch hạ tầng, vừa làm vừa điều chỉnh và cập nhật các khung tiêu chí mới theo chuẩn đô thị.

Trước đó, ngày 1/6/2020, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội đã có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy hoạch, kiến trúc đối với các huyện chuẩn bị lên quận. Trong đó, từng bước phủ kín quy hoạch chi tiết các khu vực dân cư hiện hữu, tái cấu trúc các đơn vị ở nhỏ nhất từ 4.000 đến 20.000 người ở theo hướng mở rộng quỹ đất dự trữ, nâng chỉ tiêu quỹ đất trường học, thiết chế văn hoá, cây xanh, công trình công cộng…

Các huyện cần phải nghiên cứu chỉnh trang, phát triển các điểm dân cư tập trung theo mô hình phường trong tương lai; đảm bảo đồng bộ các nhóm nhà ở lẻ, chỉ xem xét các dự án khu nhà ỏ, khu đô thị mới quy mô trên 20ha có kết nối hạ tầng đô thị đồng bộ.

Đối với các huyện như Đan Phượng, Gia Lâm và những địa phương có tỷ lệ đất đô thị nhỏ hơn 70% diện tích tự nhiên, huyện sẽ hình thành quy hoạch khu chức năng quy mô 500ha trở lên, lập quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã, điểm dân cư hiện có đồng bộ về cơ sở hạ tầng.

Để chuẩn bị cho các quận lên huyện, các địa phương cần tập trung vào công tác quy hoạch với tiêu chí và tầm nhìn cao hơn.

(Tổng hợp bởi odt.vn)