Cho thuê nhà ở đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, mang lại lợi nhuận ổn định từ tài sản sẵn có. Nhưng, dù là chủ nhà, bạn vẫn có thể gặp những rủi ro không đáng có nếu như không biết những kinh nghiệm sau.

1. Lựa chọn người cho thuê

Có nhiều trường hợp kẻ xấu lợi dụng chủ thuê nhà để quỵt tiền, trộm cắp hoặc đột ngột chuyển đi khiến chủ nhà trọ rơi vào tình thế khó khăn và rắc rối. Do vậy, kể cả mục đích cho thuê nhà của bạn có gấp đến đâu, bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ đối tượng mình sẽ cho thuê nhà. Đó phải là người trung thực, đáng tin cậy, lịch sử, gọn gàng và đúng hẹn. Trong quá trình tiếp xúc, bạn nên tìm hiểu những thông tin như quê quán, nghề nghiệp, ý định thuê, số lượng người thuê hay ý kiến về giá cả của khách thuê để có thể đưa ra được một đánh giá khách quan.

lam-the-nao-tranh-rui-ro-khi-cho-thue-nha

Việc cho thuê nhà đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn. Ảnh minh họa

2. Giới hạn số lượng người ở

Vì diện tích phòng có hạn nên cần phải tính toán số lượng người có thể ở để đảm bảo cuộc sống thoải mái và tránh làm hao mòn tài sản.

3. Yêu cầu tiền đặt cọc

Nhiều trường hợp, bên thuê đã hẹn nhưng lại lặn mất tăm buộc chủ nhà trọ phải tìm người thuê mới.

Do đó, việc đặt cọc 1-2 tháng tiền nhà là hết sức cần thiết để đảm bảo tránh được rủi ro khi cho thuê nhà. Chủ nhà trọ có thể dùng số tiền này để trừ vào tiền phạt khi bên thuê muốn phá hợp đồng.

4. Quy định sử dụng

Chủ nhà trọ cần phổ biến và thông báo cho khách thuê biết những quy định họ cần tuân thủ trong suốt thời gian thuê nhà. Cụ thể, đó là những việc họ được phép làm và không được phép làm, những quy định liên quan tới việc sử dụng đồ nội thất trong nhà, các vấn đề về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự,…

5. Lập biên bản bàn giao chi tiết hiện trạng nhà

Đây sẽ là căn cứ và bằng chứng để có thể giải quyết được vấn đề tranh chấp khi bên thuê nhà làm hư hỏng đồ đạc hoặc làm thay đổi kiến trúc, nội thất trong thời gian ở trọ. Trước khi cho thuê, chủ nhà cần phải lập biên bản bàn giao chi tiết hiện trạng nhà, gồm những mục như địa chỉ, diện tích sử dụng, tình trạng hiện tại, thống kê tài sản kèm theo như bình nóng lạnh, điều hòa,…

Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi cho thuê nhà

Chủ nhà trọ cần lập biên bản bàn giao chi tiết hiện trạng nhà. Ảnh minh họa

6. Lập hợp đồng cho thuê nhà

Các điều khoản trong hợp đồng cho thuê nhà cần phải cụ thể, rõ ràng, và chi tiết, bao gồm cả quy định và cách xử lí đối với những vi phạm (như nộp tiền nhà muộn). Ngoài ra, bên cho thuê không được bỏ sót những lưu ý như giá cho thuê nhà và thỏa thuận về việc thay đổi giá cho thuê (ví dụ tùy theo thị trường hoặc thỏa thuận lại sau 1-2 năm), người đứng ra trả tiền thuê nhà hàng tháng, hình thức thanh toán, thời hạn thanh toán, điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê nhà…

7. Tham khảo ý kiến luật sư

Đối với trường những hợp đồng thuê nhà có giá trị lớn đòi hỏi tính chặt chẽ về mặt pháp lý, bên cho thuê có thể tham khảo ý kiến của luật sư về nội dung trong bản hợp đồng hoặc nhờ luật sư giúp soạn thảo một bản hợp đồng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

8. Những loại thuế người cho thuê nhà cần phải nộp

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, các cá nhân cho thuê nhà không cần phải đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhưng họ cần phải đăng ký hộ kinh doanh và kê khai nộp thuế đầy đủ để tránh được những rủi ro đối với pháp luật.

Những loại thuế người cho thuê nhà cần phải nộp gồm thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, và thuế giá trị gia tăng.

Riêng đối với thuế môn bài, bên cho thuê phải nộp khi có mức doanh thu trên 100 triệu đồng. Cụ thể, từ 100 đến - 300 triệu đồng mức thuế là 300.000 đồng, từ trên 300 đến 500 triệu đồng mức thuế là 500.000 đồng, 500 triệu đồng mức thuế là một triệu đồng.

Còn đối với hai loại thuế là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, người cho thuê nhà phải nộp khi có doanh thu trên 100 triệu đồng một năm với thuế suất là 5% doanh thu tính thuế.

(Nguồn tổng hợp)