Khám phá các dự án của chúng tôi
ODT lựa chọn và mang lại cho bạn những dự án mới nhất và hot nhất Hãy truy cập và xem thông tin chi tiết các dự án dưới đây

Dự án bất động sản

Cập nhật thông tin các dự án bất động sản mới nhất trên toàn quốc. Thông tin dự án, tiến độ, chủ đầu tư, giá bán và chính sách bán hàng. Liên hệ để biết thêm thông tin!

Khu đô thị Vườn Sen Bắc Ninh

Phường Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh
Diện tích 2.400.000 m²

Dolce Penisola Quảng Bình

Xã Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình
Diện tích 8.237 m²

Khu dân cư Đại Ngàn

Đường 22/12, Phường Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương
Diện tích 28.081 m²

Đà Nẵng Plaza

Số 6 Nguyễn Du, Phường Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
Diện tích 3.300 m²

Chung cư Trường Thành II

36 đường Nguyễn Kiệm, Phường Trường Thi, Vinh, Nghệ An
Diện tích 3.002 m²

Nha Trang Center

Phố Trần Phú, Phường Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa
Diện tích 9.246 m²

Chung cư 96 Định Công

96 Đường Định Công, Phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
Diện tích 20.244 m²

Khu nhà ở phía Tây đường 3/2

Đường Hàng Điều, Phường 11, Vũng Tàu, Bà Rịa Vũng Tàu
Diện tích 63.348 m²

S45 Riverside

Đường Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
Diện tích -

Vạn Phúc City

Đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường Cải Đan, Sông Công, Thái Nguyên
Diện tích 205.000 m²

Khu đô thị Xuân An Green Park

Đường Quốc lộ 8B, Thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Diện tích 273.232 m2

Fusion Alya La Gi

Đường Trần Bình Trọng, Phường Phước Lộc, La Gi, Bình Thuận, Bình Thuận
Diện tích 110.000 m²

Theo tỷ phú Andrew Carnegie, 90% triệu phú kiếm tiền từ đầu tư vào dự án bất động sản. Bạn đang xem xét đầu tư bất động sản? Dưới đây là mọi thứ bạn cần biết về những lợi thế của bất động sản và lý do tại sao nó được coi là một khoản đầu tư khôn ngoan.

dự án bds

Dự án bất động sản là gì?

Để hiểu được định nghĩa: dự án bất động sản là gì, bạn cần phải nắm được thuật ngữ “bất động sản” có nghĩa là gì?

Dựa trên Điều 107 của Bộ luật Dân sự năm 2015, bất động sản đề cập đến một ngôi nhà, một khu đất trống hoặc thậm chí là một tòa nhà văn phòng cao tầng trong khu đô thị sầm uất... Thuật ngữ này thường áp dụng cho bất kỳ mảnh đất nào và tất cả các tài sản đi kèm với nó (tài sản gắn liền trên đất) như: nhà ở, công trình xây dựng hoặc các tài sản khác do pháp luật hiện hành quy định.

Bất động sản có thể được sử dụng cho một số mục đích, từ cung cấp cho mọi người một nơi ở, nơi kinh doanh, cho đến sử dụng làm trang trại. Tóm lại, chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng với BĐS của mình, gồm cả giao dịch bán, chuyển nhượng, cho thuê hoặc trao quyền thừa kế, không chỉ bao gồm đất mà tất cả mọi thứ gắn liền với đất vĩnh viễn.

Dự án bất động sản là việc phát triển các kiến trúc nằm trên đất như: một tòa nhà bao gồm các căn hộ; chuyển đổi một tòa nhà hiện có hoặc một phần của nó thành các căn hộ; phát triển đất thành các lô đất, nhà liền kề hoặc biệt thự... nhằm mục đích bán tất cả hoặc một phần BĐS, bao gồm cả tài sản gắn liền với đất.

Những công trình không gắn liền với đất như: nhà di động, nhà tạm không có móng, lều, lán trại... đều không được công nhận là dự án bất động sản.

Phân loại các dự án

Tại Việt Nam, các dự án bất động sản được phân thành 3 loại chính như sau:

Dự án bất động sản không đầu tư xây dựng

Dự án bất động sản không đầu tư xây dựng đề cập cấp đến một loạt tài sản bao gồm đất trống, đất rừng hoặc bất kỳ đất nào được sử dụng cho mục đích nông nghiệp – chẳng hạn như trang trại, đồng cỏ, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy hải sản, trại chăn nuôi hoặc vườn cây ăn quả...

Dự án bất động sản đầu tư xây dựng

Danh mục dự án bất động sản này bao gồm:

  • Bất động sản nhà ở: nhà riêng cho một gia đình, căn hộ, chung cư hoặc bất kỳ loại hình thức lưu trú nào khác. Nó cũng đề cập đến cả việc xây dựng mới và việc bán lại những ngôi nhà hiện có.
  • Bất động sản thương mại: áp dụng cho bất kỳ tài sản nào được sử dụng cho mục đích thương mại hoặc kinh doanh như cửa hàng bán lẻ, văn phòng, nhà hàng, trung tâm mua sắm, bệnh viện hoặc các tổ chức vì lợi nhuận khác.
  • Bất động sản công nghiệp: bao gồm nhà máy, hầm mỏ, mỏ dầu, nhà máy điện, nhà kho hoặc bất kỳ tài sản nào khác được sử dụng để nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất, lưu trữ hoặc phân phối hàng hóa và dịch vụ. Bất động sản lưu trữ và phân phối cũng có thể được coi là bất động sản thương mại cho các mục đích phân vùng.

Dự án bất động sản đặc biệt

Bất động sản có mục đích đặc biệt bao gồm tài sản được sử dụng bởi công chúng hoặc thuộc sở hữu của nhà nước như: UBND, công viên, trường học công, di tích lịch sử, bảo tàng, nghĩa trang... và các không gian công cộng khác. Khả năng tham gia thị trường của những BĐS đặc biệt này gần như là con số 0.

Một số lưu ý khi đầu tư nhà đất

Khi quyết định đầu tư vào dự án bất động sản, có rất nhiều yếu tố cần phải cân nhắc và xem xét, giúp xác định xem khoản đầu tư đó có phù hợp với bạn hay không. Dưới đây là một số điều quan trọng nhất cần phải lưu ý nếu bạn có kế hoạch đầu tư vào thị trường bất động sản.

Chủ đầu tư

Tìm hiểu trước về chủ đầu tư dự án BĐS là bước đầu tiên quan trọng để xác định xem họ có đáng tin cậy để hoàn thành một dự án hay không; Chất lượng các dự án họ đang triển khai có thỏa mãn theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng hay không; Và tính pháp lý của các dự án đó như thế nào?

Nếu bạn đang nghĩ đến việc đầu tư vào một dự án BĐS nào đó nhưng không tin tưởng vào nhà phát triển, việc lướt qua các câu hỏi sau có thể giúp làm sáng tỏ mức độ đáng tin cậy của họ:

  • Chủ đầu tư này đã xây dựng bao nhiêu dự án? Số lượng dự án mà một chủ đầu tư đã tham gia được liên kế trực tiếp với kinh nghiệm của họ trong ngành
  • Chủ đầu tư có bất kỳ khiếu nại nào chống lại họ không và họ đã giải quyết các khiếu nại đó như thế nào? Chỉ với một thao tác tìm kiếm trên Google, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được những vấn đề liên quan đến tranh chấp hợp đồng, thời gian hoàn thiện/bàn giao có bị trì hoãn hay không, chất lượng tổng thể công trình hoặc có thể là những vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Họ chuyên phát triển loại hình BĐS nào? Một nhà phát triển chuyên về các khu chung cư cao tầng có thể thiếu kinh nghiệm khi phát triển khu dân cư và ngược lại.

Mặc dù trong những năm gần đây, thị trường BĐS đã có sự sàng lọc nhằm loại bỏ những dự án “ma”, những dự án không đủ tiêu chuẩn, nhưng với tư cách là một nhà đầu tư, bạn vẫn phải thực hiện các bước nghiên cứu đầy đủ. Ngoài việc tìm hiểu các thông tin về CĐT, bạn cũng nên tìm hiểu về đơn vị thiết kế, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và quản lý dự án. Đó đều là những kiến thức hữu ích, đảm bảo rằng bạn đầu tư đúng nơi đúng chỗ và hạn chế tối đa những rủi ro đáng tiếc.

Quy hoạch

Ngày càng nhiều các chủ đầu tư lựa chọn phát triển dự án bất động sản ở vùng ven đô của các thành phố lớn – nơi có quỹ đất rộng rãi để có thể quy hoạch dự án theo hướng đồng bộ, chú trọng vào cả nhu cầu, môi trường và không gian sống của cư dân. Đây vừa là lợi thế cạnh tranh, vừa làm tăng giá trị bán lại của BĐS sau này.

Ngoài ra, việc dịch chuyển về những vùng lân cận thành phố cũng làm giảm áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng nội đô, đồng thời là nền tảng hình thành những cực trung tâm mới.

Tính thanh khoản

Tính thanh khoản của dự án bất động sản đo lường tốc độ mà một tài sản có thể được mua hoặc bán trên thị trường với mức giá phản ánh giá trị hiện tại của nó. Dù bạn mua BĐS để ở hay để đầu tư, việc quan tâm đến tính thanh khoản giúp bạn có thể có được lợi nhuận tốt trong tương lai.

Trên thực tế, tính thanh khoản của dự án BĐS phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố quan trọng nhất là vị trí. Thông thường, những dự án có vị trí giao thông thuận tiện, kết nối đồng bộ, cơ sở hạ tầng hiện đại, được bao quanh bởi đầy đủ tiện ích (trường học, bệnh viện, siêu thị...) đều có khả năng thanh khoản tốt.

90% triệu phú kiếm tiền từ đầu tư bất động sản. Chắc chắn rồi! Nhưng đối với những nhà đầu tư bình thường, đầu tư bất động sản không phải là cách làm giàu một sớm một chiều. Bạn nên cố gắng kiên định và quan trọng nhất là kiên nhẫn.