Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ quan trọng trong các giao dịch bất động sản. Các thông tin đều vô cùng quan trọng và phải đảm bảo chính xác tuyệt đối. Một trong những nội dung trên giấy khó đọc nhất chính là sơ đồ thửa đất. Vậy phải đọc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và sơ đồ thửa đất nói riêng như thế nào?
Vì sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quan trọng?
Trên phương diện pháp luật, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ có giá trị pháp lý về quyền sử dụng, quyền khai thác mảnh đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Đơn giản hơn, khi có tranh chấp xảy ra thì đây sẽ là cơ sở để bạn đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Vì sao cần xem sơ đồ thửa đất?
Vì sao cần xem sơ đồ thửa đất?
Chính vì sự quan trọng của sơ đồ thửa đất mà người ta nói, không biết xem sơ đồ thửa thì đừng mua bán nhà đất làm gì. Nó có những vai trò sau đây:
- Đảm bảo bạn đang sử dụng đất đúng với mục đích mà Nhà nước đã cấp quyền, công nhận.
- Không thua thiệt khi bị khiếu nại, tranh chấp trong quá trình sử dụng và khai thác đất đai, nhà cửa, tài sản.
- Giúp người mua chọn được vị trí thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu của gia đình và nhìn thấy được tiềm năng tăng giá trong tương lai.
- Hạn chế được tình trạng lừa đảo bởi các cò mồi, môi giới không uy tín, cố tình giao dịch đất sai mục đích, sai diện tích. Từ đó, người mua sẽ tiết kiệm được tiền bạc cũng như thoát được những rắc rối pháp lý về sau.
- Tránh giao dịch phải các mảnh đất bị hạn chế xây dựng, nằm trong quy hoạch, sắp giải tỏa…
Xem sơ đồ thửa đất chính xác nhất?
Thực chất, vị trí của thửa đất được thể hiện ở nhiều tài liệu pháp lý khác như bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất... Tuy nhiên, các thông tin được thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn đầy đủ và dễ tiếp cận hơn cả. Bởi lẽ, giấy chứng nhận sẽ được cấp theo những nội dung cơ bản như:
- Chủ sử dụng: Là người đang có quyền sử dụng và khai thác mảnh đất đó
- Địa chỉ thửa đất: Thông tin về số nhà, thôn, xóm, ngõ, làng… nơi cấp quyền quản lý thửa đất
- Tờ bản đồ số: Thông tin từ bản đồ địa chính sẽ được trích lục vào đây. Nó thể hiện mảnh đất đang ở tờ bản đồ số bao nhiêu trong phạm vi cấp xã.
- Thửa đất số: Là số hiệu của mảnh đất trong tờ bản đồ nói trên được Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết.
- Diện tích: Là phần diện tích được cấp quyền, được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất (tương đương hàng chục) với đơn vị chuẩn là mét vuông và có giải thích bằng chữ.
- Sơ đồ thửa đất: Là hình ảnh thu nhỏ của mảnh đất để chúng ta dễ hình dung.
Đọc sơ đồ thửa đất như thế nào?
Cách đọc sơ đồ thửa đất chính xác nhất
Sơ đồ thửa đất là nội dung khó đọc trên giấy chứng nhận quyền sử dụng. Sau đây là hướng dẫn giúp bạn đọc được sơ đồ thửa đất và những vấn đề liên quan chuẩn xác nhất theo quy định hiện hành:
Nội dung của sơ đồ thửa đất
- Hình thể của thửa đất: Thể hiện được chiều dài, chiều rộng, chiều ngang của tất cả các cạnh.
- Số hiệu thửa đất hoặc đường sá, các công trình giáp ranh, chú ý phải có chỉ dẫn theo hướng Bắc – Nam
- Mốc giới, chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, hành lang bảo vệ an toàn công trình được thể hiện bằng nét gạch đứt xen nét chấm kèm chú thích.
- Nếu thửa đất được hợp từ nhiều thửa khác nhau về nguồn gốc, thời hạn sử dụng hay có phần sử dụng riêng, chung của nhiều người khác thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú.
- Trường hợp cấp cho nhà chung cư, diện tích mỗi căn được tính bằng một phần diện tích thửa đất thì phải thể hiện cả phạm vi ranh giới phần sử dụng chung.
Hình thức và mục đích sử dụng
- Sử dụng chung: Là mảnh đất thuộc quyền sử dụng từ hai người trở lên.
- Sử dụng riêng: Là những mảnh đất được cấp quyền cho một cá nhân, một hộ gia đình, một người nước ngoài hay một tổ chức, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng…
- Mục đích sử dụng đất: Về cơ bản, có ba nhóm mục đích lớn là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Tuy nhiên phần lớn mọi người sẽ chỉ quan tâm đến loại đất ở (tức đất thổ cư) ở trong nhóm phi nông nghiệp.
- Kết hợp các hình thức và mục đích: Chẳng hạn có phần sử dụng chung, riêng, có đất trồng cây hay vườn ao trong nhà ở… thì trên giấy sẽ thể hiện chi tiết và số liệu cho từng loại.
Thời hạn sử dụng đất
- Đất sử dụng ổn định, lâu dài
- Đất sử dụng có thời hạn cụ thể
Nguồn gốc sử dụng đất
- Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
- Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
- Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như giao đất không thu tiền sử dụng
- Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như giao đất có thu tiền sử dụng
- Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê hàng năm hoặc thu một lần cho cả thời gian thuê
- Thuê đất trả tiền hằng năm của doanh nghiệp đầu tư cho hạ tầng công nghiệp
- Thuê đất trả tiền một năm của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng công nghiệp.
Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hiện nay người dân gọi giấy tờ pháp lý này theo màu sắc để dễ phân biệt. Bao gồm 3 loại chính là sổ trắng, sổ đỏ, sổ hồng
- Sổ trắng: Là mẫu cũ, hiện nay không còn nhiều người sử dụng
- Sổ đỏ: Là mẫu giấy cấp quyền sử dụng cho các mục đích: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thổ cư… Nhưng không công nhận trực tiếp tài sản trên giấy mà phải đi làm đăng ký trực tiếp.
- Sổ hồng: Đây là mẫu giấy hiện hành do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, thể hiện quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Cách đọc mẫu hiện hành
Trang 1: Thể hiện thông tin người được cấp quyền sử dụng là ai (cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức), địa chỉ, chứng minh nhân dân/căn cước công dân (mã số thuế hay quyết định thành lập với công ty, tổ chức). Trường hợp đồng sử dụng phải ghi rõ những người có chung quyền.
Trang 2: Những thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản gắn liền trên đó
- Các thông tin về thửa đất: Địa chỉ thửa đất (số thửa, bản đồ); diện tích chi tiết, phần sử dụng chung và riêng; mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất lâu dài hay có hạn, nếu có hạn phải ghi rõ thời hạn đến ngày tháng năm bao nhiêu; nguồn gốc sử dụng đất.
- Nhà ở và tài sản gắn liền với đất gồm: Địa chỉ nhà, diện tích sàn, diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu, bản vẽ căn nhà; tài sản khác như vườn ao, công trình cố định trên đất, cây trồng… phải chú thích rõ diện tích, kết cấu, thời hạn với từng loại.
Trang 3 và 4: Xem thông tin quy hoạch và những biến động sau khi cấp sổ
- Xem thông tin quy hoạch: Trong phần ghi chú của sổ hồng sẽ có phần thông tin quy hoạch tại thời điểm ký quyết định cấp sổ. Bên cạnh đó là hệ thống tọa độ để có thể dùng phần mềm tra cứu nhiều thông tin khác về thửa đất. Ngoài ra, việc hạn chế xây dựng hay đang nợ nghĩa vụ tài chính cũng được thể hiện rõ.
- Những biến động pháp lý sau khi cấp sổ: Mọi chỉnh lý có liên quan đến các thông tin như thay đổi mục đích, nghĩa vụ tài chính (nợ thuế, tiền thuê, tiền sử dụng…), góp vốn, chuyển nhượng, thế chấp làm tài sản đảm bảo đề được thể hiện ở trang 3-4 này. Việc chấp nhận đổi thông tin trên giấy cũng đồng nghĩa với việc thay đổi trên cơ sở dữ liệu địa chính.
- Thay vì chứng nhận chỉnh lý biến động trực tiếp trên sổ, bạn vẫn có quyền yêu cầu cấp sổ mới, miễn là trả đủ phí và lệ phí theo quy định.
Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã thấy được ý nghĩa của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và sơ đồ thửa đất nói riêng. Thực tế, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình bạn sẽ phải trang bị nhiều hơn thông tin về chuyên ngành. Những kiến thức như vậy sẽ bất động sản ODT liên tục cập nhật và giới thiệu đến bạn đọc.