Bộ Giao thông – Vận tải vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Mạng lưới đường cao tốc Việt Nam phát triển chưa cân đối

Cũng theo đệ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông – Vận tải cho rằng mạng lưới đường cao tốc Việt Nam phát triển không đồng đều, không cân đối giữa các vùng miền. Đường cao tốc tập trung nhiều ở phía Bắc nhưng lại thưa thớt ở phía Nam.

Cụ thể, trong khoảng 1.000km đường cao tốc được xây dựng trên cả nước trong 10 năm qua, chủ yếu mới chỉ kết nối với Hà Nội, còn lại khu vực miền Trung có 131km và TP.HCM - trung tâm kinh tế lớn chỉ có 95km.

bo-sung-quy-hoach-mang-luoi-duong-cao-toc-viet-nam

Mạng lưới đường cao tốc Việt Nam phát triển chưa đồng đều.

Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam

Định hướng quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm cân đối đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên cả nước.

Cụ thể, đến năm 2030, cả nước đặt mục tiêu xây dựng khoảng 4.928km đường cao tốc. Khu vực miền Bắc đầu tư 801km, khu vực đồng bằng sông Hồng khoảng 874km, khu vực miền Trung và Tây Nguyên là 1.126km, khu vực Đông Nam Bộ khoảng 1.457km, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 670km.

Tỷ lệ chiều dài đường cao tốc bình quân đầu người của các vùng Đồng bằng Sông Hồng (0,037km/1.000 người dân), Đồng bằng Sông Cửu Long (0,035km/1.000 người dân), khu vực miền Trung và Tây Nguyên (0,037km/1.000 người dân).

Vốn ngân sách nhà nước bố trí cho các dự án đường cao tốc cũng được phân bổ khá đồng đều giữa các vùng miền. Cụ thể, các dự án cao tốc khu vực miền Bắc đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 74.400 tỷ đồng, khu vực miền Nam là 71.423 tỷ đồng.

Đối với khu vực miền Bắc, các tuyến cao tốc nghiên cứu bổ sung chủ yếu kéo dài các tuyến đã hình thành để phát huy khả năng và hiệu quả vốn có.

Khu vực phía Nam sẽ xây dựng các tuyến mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.

Nhà nước cần tìm các giải pháp đầu tư để bức tranh phát triển đường cao tốc hài hòa, sớm đề xuất các cơ chế gọi vốn xã hội hóa tốt hơn, và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành những dự án cao tốc thi công bê trễ kéo dài.

(Nguồn tổng hợp)