Thông tin dự án

Khu đô thị Nam Thăng Long Hà Nội (Ciputra Hanoi) là một trong những khu đô thị mới đầu tiên do nhà đầu tư In-đô-nê-xi-a và Việt Nam hợp tác liên doanh xây dựng tại Hà Nội với tổng số vốn 2,1 tỷ USD. Dự án có quy mô trên 300 ha, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, khép kín hài hoà trong một không gian thiên nhiên xanh mát. Dự kiến, tại đây xây dựng 50 toà nhà cao tầng, 2.500 căn nhà ở thấp tầng (biệt thự) và các tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm và giải trí Ciputra Mall, bệnh viện, trường học cùng các dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với quy mô dân cư khoảng 50.000 người ở.

Khu đô thị nằm phía Tây Bắc TP. Hà Nội, thuộc địa phận các phường Xuân La, Phú Thượng (quận tây Hồ) và các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm) Hà Nội. Khu đô thị Nam Thăng Long được đánh giá là khu đô thị chất lượng cao nhất với các dịch vụ công cộng tiêu chuẩn quốc tế.

Khu đô thị Nam thăng Long có tổng diện tích 394,135 ha, chia làm 3 giai đoạn.

Trong đó:

Giai đoạn 2 gồm:

- Khu A: Diện tích 144,26 ha, phía Bắc giáp tuyến điện cao thế 110KV và Khu dân cư phường Phú Thượng, phía Nam giáp đường Nguyễn Hoàng Tôn. Phía Đông giáp khu đất thuộc giai đoạn I và giai đoạn III Khu đô thị Nam thăng Long và đường quy hoạch vành đai 2. Phía Tây giáp đường Phạm Văn Đồng vành đai 3.

- Khu B: Diện tích khoảng 4 ha, phía Bắc giáp đê sông Hồng, phía Nam giáp tuyến điện cao thế 110KV. Phía Đông giáp khu dân cư phường Phú Thượng, phía Tây giáp khu dân cư xã Đông Ngạc.

Giai đoạn 3 của dự án được xác lập với mục tiêu xây dựng một khu đô thị khang trang hiện đại, khớp nối đồng bộ với các giai đoạn trước cả về hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc, môi trường và hạ tầng xã hội. Đồng thời, đề xuất giải pháp quy hoạch xây dựng và tổ chức không gian đô thị, đảm bảo sự phát triển hài hòa.

Giai đoạn 3 có diện tích nghiên cứu khoảng 133,5 ha, quy mô dân số dự kiến trong khu vực 24.500 người.

Ranh giới quy hoạch được xác định bởi phía Bắc giáp tuyến điện cao thế 110KV và Khu dân cư phường Phú Thượng; phía Nam giáp Trường quốc tế Liên hợp quốc và Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn 1; phía Đông giáp đường vành đai 2 và đường Lạc Long Quân; phía Tây giáp đường quy hoạch dự kiến và khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn 2.

Theo quy hoạch sử dụng đất, trong khu vực quy hoạch có các công trình công cộng thành phố với chức năng thương mại - dịch vụ - văn phòng, khách sạn cao cấp; Đại sứ quán Hoa Kỳ; nhà trẻ, trường học; khu cây xanh, hồ điều hòa… Đất ở cao tầng có tổng diện tích khoảng 282 nghìn m2; đất ở thấp tầng có tổng diện tích khoảng 246 nghìn m2.

Về quy hoạch giao thông, trong khu vực nghiên cứu quy hoạch có tuyến đường vành đai 2 mặt cắt ngang điển hình rộng 64m, đường liên khu vực mặt cắt ngang điển hình rộng 40m. Tuyến đường lõi của Khu đô thị Nam Thăng Long nằm ở phía Tây khu vực nghiên cứu có mặt cắt ngang điển hình rộng 40m. Phía Đông tuyến đường này dự trữ dải đất rộng 10m để xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2.

Quy hoạch cũng đề xuất xây dựng 3 bãi đỗ xe tập trung với tổng diện tích gần 32 nghìn m2, khi lập dự án đầu tư có thể tùy tình hình thực tế để xây dựng gara cao tầng hoặc ngầm. Tuy nhiên, các công trình cao tầng, nhà vườn, biệt thự đều phải có giải pháp xây dựng đáp ứng đủ nhu cầu đỗ xe của công trình tại sân vườn hoặc tầng hầm trong khuôn viên các lô đất.

Tổng quan của Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra Hà Nội | ảnh 1
Phối cảnh Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra

TƯ VẤN - BÁO GIÁ
Bạn là:

Vị trí - Hạ tầng

Vị trí

Ciputra Hanoi nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, toạ lạc trên đường Lạc Long Quân, thuộc phường Xuân La và Phú Thượng, quận Tây Hồ, phía Ðông giáp đường vành đai 2, bao quanh bởi sông Hồng và Hồ Tây. Cổng chính phía Tây, giáp đường vành đai 3, sát chân cầu Thăng Long và hướng đi sân bay quốc tế Nội Bài.

Khu đô thị này có một vị trí thuận lợi về mọi mặt: chỉ cách trung tâm thành phố 7,4km và cách sân bay Nội Bài 21,5km, lại nằm kề với đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài và bờ nam sông Hồng, nên có thể giao lưu thuận lợi với tất cả các khu vực khác của Hà Nội. Nằm ngay bên bờ hồ Tây, khu đô thị này được thừa hưởng vẻ đẹp tự nhiên vốn có của quần thể thắng cảnh hồ Tây, cũng như được đảm bảo các điều kiện về môi trường.


Khu A:
- Phía Bắc giáp tuyến điện cao thế 110KV và khu dân cư phường Phú Thượng
- Phía Nam giáp đường Nguyễn Hoàng Tôn
- Phía Đông giáp khu đất thuộc giai đoạn I và giai đoạn III khu đô thị Nam thăng Long và đường quy hoạch vành đai 2 phía Tây giáp đường Phạm Văn Đồng vành đai 3

Khu B:
- Phía Bắc giáp đê sông Hồng
- Phía Nam giáp tuyến điện cao thế 110KV
- Phía Đông giáp khu dân cư phường Phú Thượng
- Phía Tây giáp khu dân cư xã Đông Ngạc

Vị trí của Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra Hà Nội | ảnh 1
Vị trí Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra

Hạ tầng

Các công trình nhà chung cư cao tầng được bố trí theo dọc tuyến đường chính của khu vực, nhằm tạo bộ mặt kiến trúc đô thị. Công trình thương mại dịch vụ, nhà ở thấp tầng được bố trí phía trong khu đô thị, kết hợp với khu cây xanh và hồ điều hoà nhằm tạo ra không gian mềm và cải thiện khí hậu của khu vực.

Trong khu đô thị, trường học, nhà trẻ mẫu giáo được bố trí đảm bảo an toàn thuận tiện, linh động, tiện lợi cho trẻ em học tập, vui chơi; cơ quan hành chính, y tế được bố trí ở trung tâm mỗi đơn vị ở để thuận tiện cho sử dụng và quản lý. Phía Tây là khu dịch vụ tài chính, thương mại, văn hoá, văn phòng giao dịch, khách sạn cao cấp.

Cơ sở hạ tầng đồng bộ, khép kín hài hoà trong một không gian thiên nhiên xanh mát. Với 50 toà nhà cao tầng, 2.500 căn nhà ở thấp tầng (biệt thự) và các tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm và giải trí Ciputra Mall, bệnh viện, trường học cùng các dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, với quy mô dân cư cho khoảng 50.000 người ở. Các khu chung cư có phòng họp chức năng lớn, đáp ứng nhu cầu phục vụ hội họp tập thể hay việc riêng cá nhân từ 500 đến 800 khách.

Hạ tầng, quy hoạch của Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra Hà Nội | ảnh 1

Phối cảnh trung tâm thương mại Ciputra Mall

Hồ điều hoà rộng tối thiểu 13,86 ha được tổ chức thành một chuỗi mặt nước liên hoàn với nhau đảm bảo chức năng điều hoà nước mặt của thành phố. Công viên nằm dọc theo trục đường phân khu vực dành cho một số ô đất với diện tích khoảng 2,3 ha để trồng và trưng bày hoa đào và một số loài hoa đặc trưng địa phương.

Các tầng hầm và tầng 1 của các chung cư cao tầng có thể bố trí gara để xe, ngoài ra còn có các bãi đỗ xe nhỏ lẻ trong các khu đất xây dựng công trình công cộng, bãi đỗ xe vãng lai tại sân đường nội bộ...

Trục giao thông trong khu đô thị được bố trí liên hoàn  với các đường thành phố (vành đai 3, vành đai 2), đường cấp khu vực (đường Nguyễn Hoàng Tôn, tuyến đường khu vực phía Bắc) rộng từ 40-68m cho hai dải xe.

Hạ tầng, quy hoạch của Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra Hà Nội | ảnh 2

Dịch vụ - tiện ích:

Từ tháng 12/2006, tại đây đã thành lập tổ công an khu vực, quản lý công tác an ninh trật tự và và nhân khẩu dân cư, bảo đảm sự bình yên cho KÐT.Nhân viên bảo vệ tác phong lịch thiệp có tính chuyên nghiệp cao, trực cả ngày và đêm.

Dịch vụ vệ sinh,chăm sóc cây xanh từng căn hộ.

Tháng 06/2008 viễn thông Hà Nội đưa vào vận hành khai thác tổng đài điện thoại 3.000 số phục vụ khách hàng tại khu đô thị mới Ciputra, Với vốn đầu tư hơn 900 triệu đồng do Công ty điện thoại 2 thuộc Viễn thông Hà Nội trực tiếp triển khai, công trình được bắt đầu khởi công xây dựng và lắp đặt từ 25/2/2008, sẽ cung cấp dịch vụ thoại, fax, các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên mạng điện thoại cố định, tiếp nhận lắp đặt Internet tốc độ cao ADSL..

Thiết kế - Mặt bằng

Sơ đồ tổng thể Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra

Chủ đầu tư

Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long chính thức đi vào hoạt động ngày 30/12/1996. Công ty có trụ sở chính đặt tại Khu Văn phòng Dự án, Giai đoạn 2 Dự án Khu Đô thị Nam Thăng Long, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Trải quá quá trình hình thành và phát triển cùng với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt huyết, đến nay công ty đã có vị thế trên thị trường.